Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, những biến chứng do cúm B gây ra không nhiều tuy nhiên cũng có khả năng dẫn đến biến chứng về hô hấp gây viêm phổi tiên phát, viêm phổi thứ phát hoặc làm tăng nặng các căn bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường…vì vậy cần có giải pháp ngăn ngừa những biến chứng do cúm B gây ra.
Cúm B là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp chiếm khoảng 40% tổng số các ca nhiễm cúm hàng năm. Thống kê số liệu của WHO cho thấy hàng năm thế giới có khoảng 5% đến 10% người trưởng thành và 20% đến 30% trẻ em bị nhiễm virus cúm.
Viêm phổi tiên phát
Dấu hiệu của viêm phổi tiên phát là sốt liên tục, sốt cao trên 39oC kéo dài từ 3-5 ngày không hạ. Người bệnh gặp khó khăn khi hô hấp, thở nhanh, thở gấp, trường hợp nặng hơn có thể gây suy hô hấp, suy tuần hoàn. Một số người ho khạc có đờm, run chân tay, mệt mỏi, da xanh tái…
Viêm phổi thứ phát
Viêm phổi thứ phát thường gặp ở người có bệnh nền mạn tính như huyết áp cao, tiểu đường…Ngoài ra trẻ em, người có đề kháng yếu sau một đợt sốt cao đã hạ sốt được 2-3 ngày cũng có nguy cơ viêm phổi thứ phát với các biểu hiện khó thở, đau tức ngực, ho khạc đờm, da xanh tái, suy kiệt, mệt mỏi…Không chỉ vậy nhiễm cúm kéo dài cũng khiến các căn bệnh mạn tính trở nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời, đúng phác đồ, dễ gây ra những biến chứng cho cơ thể.

Những biến chứng về tim mạch gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, suy tuần hoàn… Biến chứng về thần kinh gây viêm não, viêm màng não, viêm não tủy, viêm đa dây thần kinh, viêm rễ thần kinh…
Đối với trẻ sơ sinh gây viêm tai, viêm xương chũm, nhiễm độc thần kinh. Đặc biệt với phụ nữ mang thai sẽ gây ảnh hưởng tới cả mẹ và thai nhi, nghiêm trọng có thể gây dị tật thậm chí có thể dẫn đến sảy thai. Nhóm cuối cùng là người cao tuổi, những người mắc bệnh lý mạn tính, người suy giảm miễn dịch có nguy cơ xảy ra biến chứng nặng khi mắc cúm mà không biết và không được điều trị kịp thời.
Tổng hợp số liệu từ các bệnh viện cho thấy sau thời gian ủ bệnh và khởi phát bệnh, người mắc cúm B sau từ 5-7 ngày các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần. Đa phần các triệu chứng cúm tự thuyên giảm sau 1 tuần tuy nhiên đối với nhóm người nguy cơ cao gồm trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ có thai, người có bệnh nền mạn tính… dễ gặp các biến chứng khi bị cúm. Do đó khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh cúm người dân không nên chủ quan điều trị tại nhà đặc biệt những người mắc bệnh nền cần đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Phác đồ điều trị virus cúm B hoặc do các virus khác gây ra đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị riêng mà chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng kết hợp nâng cao thể lực, tăng sức đề kháng cơ thể thông qua chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, luyện tập thể thao tăng cường sức đề kháng…theo chỉ định của các bác sỹ. Qua đó các chuyên gia khuyến cáo để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra khi mắc cúm B người dân cần uống thuốc hạ sốt theo chỉ định của các bác sỹ. Uống đủ lượng nước cần thiết từ 2 đến 2,5 lít/người/ngày, chia nhỏ các bữa ăn, tăng cường rau xanh, các loại củ quả trong thực đơn kết hợp nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. Bổ sung các khoáng chất, vitamin giúp tăng đề kháng, tăng miễn dịch, ngăn ngừa biến chứng do virus và lựa chọn các môn thể thao phù hợp với sức khoẻ để tập luyện hàng ngày.
Song song với những giải pháp trên người dân cần đi tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm. Đây là biện pháp đặc biệt hiệu quả để bảo vệ sức khoẻ, phòng ngừa cúm. Tiêm vắc xin phòng cúm sẽ tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus cúm đạt tới 97%. Vì vậy những người đã tiêm phòng nếu mắc cúm các triệu chứng sẽ giảm nhẹ hơn so với những người không tiêm và giảm nguy cơ các biến chứng nặng. Tương tự, thời gian bị bệnh cũng ngắn hơn so với người chưa tiêm vắc xin. Qua đó Bộ Y Tế khuyến cáo người dân cần tiêm vắc xin phòng cúm hàng năm vì đây là biện pháp hiệu quả nhất để chủ động phòng ngừa cúm bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng.
Việt Nam hiện có các loại vắc xin phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến người trưởng thành. Trong đó nhiều loại vắc xin có hiệu quả phòng 4 chủng virus cúm được chứng minh tại hơn 100 quốc gia trên Thế Giới. Vắc xin tam liên Ivacflu-S, Influvac, GC Flu chứa 3 chủng, gồm 2 chủng cúm A (A/H3N2, A/H1N1) và 1 chủng cúm B (B/Yamagata hoặc B/Victoria). Liều dùng 1 – 2 mũi hàm lượng 0,25 – 0.5ml tuỳ theo độ tuổi và khoảng cách giữa các lần tiêm.
Các chuyên gia khuyến cáo cúm B hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách tiêm vắc xin. Do đó người dân cần đi tiêm vắc xin phòng cúm, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm để sức khoẻ bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Biến chứng cúm B nguy hiểm như nào, triệu chứng cúm B
Các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cúm B hiệu quả nhất
Cảnh báo 3 chủng virus cúm dễ lây nhiễm bùng phát thành dịch
Các loại thực phẩm có lợi cho người bị mắc bệnh cúm
Bị cúm nên uống nước gì để tăng hệ miễn dịch, cơ thể nhanh hồi phục
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.