Các nghiên cứu về di truyền bệnh đái tháo đường trong gia đình cho thấy khả năng con cái bị di truyền bệnh đái tháo đường từ cha mẹ là rất cao, có thể lến đến 75% nếu cả cha và mẹ cùng mắc bệnh này.
Khái niệm
Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường hay Bệnh tăng đường huyết, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa carbonhydrat khi hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao. Trong giai đoạn khởi phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó gây khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.
Xác xuất rất cao từ di truyền
Các nghiên cứu về di truyền bệnh đái tháo đường trong gia đình cho thấy khả năng con cái bị di truyền bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) từ cha mẹ là rất cao, có thể lến đến 75% nếu cả cha và mẹ cùng mắc bệnh này. Nếu trong gia đình chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh, thì xác suất con bị bệnh ĐTĐ là 15-20%. Nhiều bệnh nhân cho rằng, lúc mình đẻ con chưa bị mắc ĐTĐ thì con sẽ không bị mắc bệnh này. Nhưng thực sự thì khả năng mắc bệnh theo gene di truyền đã được định hình từ lúc trẻ, hình thành từ trong bụng mẹ. Do đó, khi trong gia đình có cha hoặc mẹ mắc bệnh ĐTĐ thì bạn hoàn toàn có thể nhận được gene gây bệnh ĐTĐ.
Nghiên cứu của trường Đại học Texas, Mỹ mới công bố gần đây trên chuột cho thấy, dù bản thân chuột cái lúc có thai không bị bệnh ĐTĐ nhưng những chuột cháu thuộc thế hệ đời thứ 2 của nó vẫn dễ bị béo phì và xuất hiện sự đề kháng với insulin. Nhóm nghiên cứu này tin tưởng công trình của họ là đầu tiên chứng minh được sự truyền bệnh có thể di truyển chéo. Như vậy, theo như nghiên cứu, gia đình nào có ông bà bị mắc bệnh ĐTĐ, thế hệ thứ hai (con) có thể không bị mắc bệnh, nhưng cháu (thế hệ thứ 3) có khả năng bị mắc bệnh do yếu tố di truyền cách quãng.
Mang thai và ĐTĐ
Trong trường hợp này, khả năng thai khi bị nhiễm bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ không cao chỉ từ 1-5%. Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ kiểm tra thấy mình bị bệnh ĐTĐ ở dạng nhẹ thì sẽ có khả năng khỏi sau khi sinh con. Hầu hết phụ nữ mắc bệnh ĐTĐ vẫn có thể mang thai một cách bình thường nếu giữ được mức đường trong máu ổn định, vì nếu không sẽ làm tăng nguy cơ đứa bé bị dị dạng.
Trường hợp nếu sản phụ bị ĐTĐ mà không kiểm soát đường trong máu tốt, sẽ dẫn đến tăng lượng đường ở thai nhi, làm thai nhi lớn nhanh hơn bình thường và có thể gây khó khăn trong lúc sinh.
ĐTĐ có khả năng lan truyền
Một số nhà nghiên cứu gần đây cho rằng bệnh ĐTĐ còn có khả năng lây lan thông thường như qua đường hô hấp, tiếp xúc…
Các nhà khoa học ở Leed và Newcaslte (Anh) đưa ra ý kiến này, dựa trên việc phân tích các dữ liệu trong vòng 25 năm qua của 4.000 người bị mắc bệnh ĐTĐ ở Yorkshire. Họ đã phát hiện ra một số thời điểm và khu vực có số người mắc căn bệnh này cao một cách bất thường, Họ cho rằng, bệnh ĐTĐ có thể gây ra do một nguyên nhân thông thường, đó có thể là qua quá trình lây lan. Nghiên cứu này càng củng cố cho rằng, các phương thức lây lan thông thường và điều kiện liên quan đến môi trường là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ĐTĐ.
Nghiên cứu đã đưa ra được nhiều dẫn chứng quan trọng chứng minh cho quan điểm này. Bởi trên thực tế số người mắc bệnh tiểu đường type 1 đã tăng 3% mỗi năm, và con số này cho thấy di truyền không thể nào là nguyên nhân duy nhất.
Chưa có bình luận.