Mũi có bề mặt bên ngoài phủ bởi da, và bề mặt bên trong phủ bởi da-niêm mạc liên tiếp với niêm mạc hô hấp của các hốc mũi. Nằm trong bề dày, giữa hai bề mặt bên ngài và bên trong này là các lớp khác của vùng mũi.
Vùng mũi có những giới hạn sau đây: phía trên là một đường thẳng nằm ngang đi qua đìểm gốc mũi (nasion) (là điếm gặp nhau giữa đường khớp mũi-trán và mặt phẳng đứng dọc giữa); bên dưới là một đường thẳng nằm ngang đi qua điểm dưới mũi (là đỉnh của góc hợp bởi bờ đưôi của vách mũi với môi trên); ở hai bên là hai rãnh tiếp nối nhau: rãnh mũi-má và rãnh mũi-mí mắt.
Vùng mũi có hình thể như một hình tháp với ba mặt bên và một đáy (gọi là tháp mũi). Cạnh trước, tức là sống mũi (dorsum nasi), đi từ gốc mũi, tức là điểm gốc mũi (nasion) tới đầu mũi còn gọi là đỉnh mũi. Sống mũi nằm ở giữa hai mặt trưâc-bên của tháp mũi; hai mặt này trải chếch sang hai bên tới các rãnh mũHmá và mũi-mí mắt, hai rãnh này lại chính là hai cạnh bên của tháp mũi. Mặt bên thứ ba của tháp mũi là mặt sau, ở sâu, và Hên tiếp với các hôc mũi. Đáy của tháp mũi chính là hai lỗ mũi (nares), ngăn cách với nhau bởi bờ dưới của vách mũi.
Mũi có bề mặt bên ngoài phủ bởi da, và bề mặt bên trong phủ bởi da-niêm mạc liên tiếp với niêm mạc hô hấp của các hốc mũi. Nằm trong bề dày, giữa hai bề mặt bên ngài và bên trong này là các lớp khác của vùng mũi: lớp mô liên kết – mỡ dưới da – lớp cơ và – khung xương sụn.
Mũi nhô ra trước so vói mặt, có hình thể và kích thước rất thay đổi. Phần dưới của các mặt trước-bên của mũi di động được, tạo thành cánh mũi (alae nasi). Từ đỉnh mũi đi ra phía sau có một nếp da. Vách mũi và nhũng bờ tự do của các cánh mũi giới hạn hai lỗ mũi (nares), phần ở bên ngoài nhất của lỗ mũi gọi là nhũng điểm cánh mũi.
Chiều cao của mũi được tính từ điểm gốc mũi (nasion) tới điểm dưới mũi, và chiều rộng của mũi là khoảng cách giữa hai điểm cánh mũi. Tỷ số giữa chiều cao và chiều rộng của mũi gọi là chỉ số mũi. Phân bố của chỉ số mũi trên toàn cầu mang tính chất thích nghi và theo luật Thomson Buxton thì chỉ số này tăng lên từ các vùng lạnh tới các vùng ấm.
Cấu trúc: Ở phần trên của mũi, lớp da mỏng và dễ di động, nhưng ở phần dưới mũi, da trở nên dày hơn và dính hơn vào các lớp ở sâu. Da được cung cấp bởi nhiều mạch máu và chứa nhiều tuyến bã nhờn, ở phần trên, da dễ tách khỏi các lớp sâu; nhưng ở nửa dưới thì da dính chặt vào các cấu trúc sụn-sợi ở lớp sâu hơn.
Lớp mô liên kết-mô dưới da mỏng, chỉ có chủ yếu ở phần trên cao của vùng mũi, nhưng hầu như không có ở khu vực các cánh mũi và đỉnh mũi.
Tháp mũi (khung xương sụn và các cơ)
Lớp cơ do các cơ bám da mặt tạo nên, và bao gồm các cơ dưới đây
Cơ kiêu hãnh (hoặc cơ tháp của mũi), bám vào sụn bên của cánh mũi và vào xương mũi (os nasale, cũng gọi là xương sống mũi) rồi đi tới và bám tận vào da ở vùng nằm giữa hai cung lông mày.
Cơ mũi (musculus nasalis) bao gồm hai phần: phần ngang (pars transversa) hoặc cơ ngang mũi và phần cánh mũi hoặc cơ nở mũi. Phần ngang của cơ mũi đi từ lớp cân ở sống mũi và bám tận vào mặt sâu của da ở rãnh mũi-má. Phần cánh mũi của cơ mũi thì bắt nguồn từ mặt sâu của rãnh mũi-má và đến bám tận vào lớp sâu của da ở bờ dưới của hai lỗ mũi (nares).
Cơ nâng môi trên và cánh mũi (m. levator labli superioris alaeque nasi) bám nguyên uỷ vào mặt bên mỏm trán của xương hàm trên và vào mỏm mũi của xương trán (tức mỏm ổ mắt trong của xương trán) rồi toả xuống bám tận vào lớp sâu của da ở cánh mũi và môi trên.
Cơ hạ vách mũi (m. myrtiformis) xuất phát từ hố cơ lá của xương hàm trên và từ hố nanh rồi đến bám tận vào lớp sâu của da ở phẩn vách mũi di động.
Khung xương-sụn: Vùng mũi được nâng đỡ bởi một khung xương-sụn.
Phần xương của khung họp bởi mỏm trốn của xương hàm trên, các xương mũi, gai mũi trước và mỏm khẩu cái của xương hàm trên, hai mỏm xương này giới hạn lỗ hình quả lê (tức là lỗ trước của hốc mũi xương).
Lực nén của động tác nhai từ nhũng răng ở phía trước của các hàm truyền dọc theo hai mỏm trán của xương hàm trên, lên tới vòm sọ (calvaria), tạo nên một khu vực xương đặc gọi là trụ kháng lực mũi-trán. Những lực nén từ các răng hàm đầu tiên truyền dọc theo các đường lực dưối ổ mắt của các trụ gò má, rồi cũng hội tụ vào các trụ mũi-trán nói trên. Tổng lực nén nói trên được truyền qua các trụ mũi-trán tới xương trán và các xương mũi, tạo nên một trụ kháng lực trán-sàng trước của xương sọ, do xương sàng và đường khớp liên-trán họp thành. Như vậy, phần trước của các hốc mũi được đóng khung bởi hai trụ kháng lực, các trụ này bảo vệ cho phần trước của các hốc mũi và đồng thời dùng làm khung xương nâng đỡ cho mũi.
Các xương mũi (cũng gọi là: xương mũi chính thức) là hai mảnh xương đặc hình bốn cạnh, tiếp khớp với nhau ở trên đường giữa, tạo nên một vòm, hai bờ bên của vòm này lại tựa trên bờ trước của các mỏm trán xương hàm trên, và ở phía trên thì vòm tiếp khớp với gai mũi của xương trán, ở trên đường giữa về phía sau, vòm của hai xương mũi tiếp khớp vớì mảnh đứng thắng của xương sàng, do đó vòm này tăng cưòng cho hệ thống nâng đỡ ở giữa hai hốc mũi (tức là mảnh đứng thắng xương sàng và xương lá mía). Bờ trước của mỏm khẩu cái của xương hàm trên có tác dụng nâng đỡ cho bờ sau của các lỗ mũi trước của hốc mũi xương và vách mũi cũng bám vào gai mũi của xương hàm trên.
Nửa bên dưới của khung xương sụn của mũi chỉ họp bởi các sụn, bao gồm: các sụn bên của mũi (cartilago nasi lateralis), là hai mảnh sụn hình tam giác, nằm ở hai bên đường giữa thuộc về hai mặt trước-bên của tháp mũi, xen vào giữa xựơng mũi và cánh mũi (alae nasi) ở mỗi bên.
Sụn cánh mãi lớn (cartilago alaris major) là sụn đôi, nằm ở phía dưới sụn bên của mũi, hình móng ngựa, giới hạn phần trước ngoài của các lỗ mũi. Sụn cánh mũi lớn có hai ngành, ngành trong tham gia vào phần di động của vách mũi, và ngành ngoài tạo nên khung của cánh mũi.
Khoảng trống giữa những sụn kể trên của mũi được bổ sung bởi các cấu tạo màng xơ, trong bề dày của các màng này có thể có một số” lượng không cố định những miếng sụn nhỏ gọi là sụn phụ, sụn cánh mũi nhỏ, sụn vừng và sụn lưỡi cày. Màng xơ nằm xen giữa các sụn liên tiếp với màng xương hoặc màng sụn ở xung quanh.
Sự tiếp giáp giữa phần xương và sụn cũng tham gia vào hình thái của mũi,
Láp dưới niêm mac/ ở bờ các lỗ mũi, da phủ bề mặt bên ngoài của mũi quặt sâu vào trong các hốc mũi, và tới mức bờ dưới của những sụn bên của mũi thì da tiếp nối với niêm mạc hô hấp của hốc mũi. Phần da ở đây (ở bề mặt bên trong của mũi) dính chặt vào màng sụn (ngoại sụn), do đó nếu bị mụn nhọt ở vùng này thì rất đau.
Hốc mũi: Bề mặt bên ngoài của vùng mũi ở cả hai bêh sẽ tiếp nối vào phía trong và ra sau với bề mặt bên trong của phần nằm ở phía trước của các hốc mũi. Bề mặt bên trong của đoạn trước-dướì các hốc mũi được phủ bởi da, có hình một ống vối chiều dài khoảng 15 mm (gọi là tiền đình mũi). Thành bên ngoài của tiền đình tương ứng với cánh mũi và thành bên trong chính là vách mũi (septum nasỉ). Lỗ dưối của tiền đình chính là các lỗ mũi. Lỗ trên của tiền đình nằm ở mức được gọi là thềm mũi (ilimen nasi), tức là mức ở đó lốp da phủ bề mặt của tiền đình tiếp nối với lớp niêm mạc hô hấp; thềm mũi có hình của một khe hình tam giác. Ớ phần trước của những lỗ mũi, sát hai bên đỉnh mũi, thì bờ dưới của các cánh mũi hơi quặt ra phía sau giới hạn một khoang nhỏ ở bên trong gọi là ngách đỉnh mũi. Trong lớp da của phần dưới các tiền đình mũi, có các tuyến bã nhờn và những lông rung (vibrỉsae), các lông này dài ra và trở nên cứng hơn theo tuổi.
Hai cánh mũi có tác dụng đẩy không khí tới niêm mạc khứu giác, nếu không có tác động của cánh mũi thì cảm thụ khứu giác sẽ bị giảm.
Để khám phần trước của các hốc mũi, người ta sử dụng phương pháp soi mũi và soi hốc mũi từ phía trước.
Các mạch máu và dây thần kinh của niêm mạc mũi
Mạch máu và dây thần kinh vùng mũi
Động mạch của vùng mũi gồm có:
Động mạch sống mũi, là một nhánh tận của động mạch mắt, động mạch này là nhánh bên của duy nhất của động mạch cảnh trong. Động mạch sống mũi phân bố- cho vùng gốc mũi, sống mũi và tiếp nối với động mạch góc (mắt) là nhánh tận của động mạch mặt, động mạch này đôi khi cũng tách ra một nhánh cho sống mũi, cánh mũi và một nhánh cho vòm lệ.
Động mạch cánh mũi: là nhánh của động mạch mặt.
Tĩnh mạch thu thập máu của vùng mũi là tĩnh mạch cánh mũi và tĩnh mạch góc (mắt), cả hai đều là nhánh của tĩnh mạch mặt. Hệ thống tĩnh mạch mặt tiếp nối ở vùng góc trong của mắt với tĩnh mạch mắt trên, tĩnh mạch này sẽ đổ vào xoang tĩnh mạch hang ở trong hộp sọ, do đó nếu nặn mụn nhọt còn non (chưa thành mủ) ở vùng mũi thì có thể dẫn tới hậu quả viêm tĩnh mạch huyết khôi ở xoang tĩnh mạch hang, đây là một tình trạng lâm sàng nặng.
Mạch bạch huyết của vùng mũi được phân thành các nhóm
Nhóm trên: thu nhận bạch huyết rồi đổ vào các hạch bạch huyết ở vùng trên tuyến mang tai và các hạch trước tai;
Nhóm giữa: thu nhận bạch huyết để đổ vào các hạch bạch huyết dưới tuyến mang
Nhóm dưới: thu nhận bạch huyết để dẫn vể nhóm hạch dưới hàm.
Thần kình vận động được tách ra từ các nhánh của dây thần kinh mặt.
Thần kinh cảm giác được đảm bảo bởi dãy thần kinh tam thoa, thông qua những nhánh:
Thần kinh dưới-ròng rọc (mũi ngoài), là một nhánh tận của dây thần kinh mũi- mi, dây thần kinh này lại là nhánh tận của dây thần kinh mắt; nhánh đưới-ròng rọc chi phối cảm giác ở vùng gốc mũi.
Dây thần kinh dưới ổ mắt, là nhánh tận của dây thần kinh hàm trên; dây thần kinh dưới ổ mắt chi phôi cảm giác cho phần bên ngoài của vùng mũi;
Nhánh mũi ngoài (dây thần kinh cánh mũi), là một nhánh của dây thần kinh sàng trước (dây thần kinh mũi trong); thần kinh này lại là nhánh tận của dây thần kinh mũi-mi, một nhánh tận của dây thần kinh mắt. Sau khi tách ra khỏi dây thần kinh sàng trước, thì nhánh mũi ngoài đi lên mặt ngoài của xương mũi tới chỗ xương này tiếp khớp với các sụn của mũi, vượt qua giới hạn này và tiếp tục đi ở dưới da cho tới tận đỉnh mũi. Nhánh thần kinh mũi ngoài này chi phối cảm giác ở phần trước-dưới của mũi.
Phía sau của tháp mũi là các hốc mũi.
Chưa có bình luận.