Thứ Năm, 26/04/2018 | 08:50

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên, virus truyền từ người này sang người lành do muỗi đốt, muỗi Aedes Aegypti là trung gian truyền bệnh. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng dịch thường xảy ra vào mùa hè, vào mùa mưa

Biểu hiện lâm sàng của bệnh là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương dẫn tới giảm thế tích tuần hoàn và rối loạn đông máu, nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Triệu chứng sốt Dengue

– Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 – 7 ngày

– Nhức đầu, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu, đau nhức quanh hố mắt.

– Xung huyết da hoặc củng mạc mắt hoặc có phát ban ở ngoài da.

– Đôi khi có xuất huyết ở da, niêm mạc. Rất hiếm xuất huyết nặng gây tử vong.

– Hematocrit bình thường (không có biểu hiện cô đặc máu)

– Số lượng bạch cầu bình thường hoặc hơi hạ.

– Số lượng tiểu cầu bình thường, đôi khi hơi hạ.

– Sốt thường trong vòng 2 đến 7 ngày.

Tiên lượng tốt, không xảy ra sốc.

Triệu chứng sốt xuất huyết (SXH.D.)

Sốt xuất huyết không sốc

– Sốt cao đột ngột, liên tục, nhiệt độ 39 – 40°C, sốt từ 2 đến 7 ngày

– Nhức đầu, đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, chán ăn, nhúc đầu, đau quanh hố mắt.

Xung huyết da, củng mạc mắt hoặc có phát ban.

– Hội chứng xuất huyết: thường xuất hiện vào ngày thứ 2 của bệnh. Truờng hợp không có xuất huyết thì có dấu hiệu dây thất dương tính. Các hình thái xuất huyết:

+ Xuất huyết ngoài da: chấm xuất huyết, vết bầm tím rõ nhất là xuất huyết ở mặt truớc 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân hoặc xuất huyết khi tiêm sẽ thấy bầm tím quanh nơi tiêm.

+ Xuất huyết ở niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh nguyệt sớm hơn kỳ hạn.

+ Xuất huyết tiêu hóa: Nôn ra máu, đi đại tiện ra máu, khi có xuất huyết tiêu hóa nhiều bệnh thường diễn biến nặng.

+ Tràn dịch màng phổi, ổ bụng…..do tình trạng thoát huyết tương.

Sốt xuất huyết có sốc

Khi bị bệnh SXH.D cần theo dõi sốc vì đó là biến chứng nặng dễ dẫn đến tử vong.

  1. Tiền sốc: gồm một trong các triệu chứng sau:

– Vật vả, li bì, mệt lả

– Đau bụng vùng gan, gan to

– Da xung huyết đỏ, tay chân lạnh

– Số lượng nước tiểu ít

Nếu có điều kiện làm xét nghiệm thì thấy:

– Hematocrite tăng rất cao, tiểu cầu hạ nhanh chóng ở những người bệnh có dấu hiệu tiền sốc chú ý theo dõi liên tục mạch, huyết áp, nhiệt độ và làm xét nghiệm Hematocrite, tiểu cầu đề điều trị kịp thời.

  1. Hội chúng sốc Dengue: thuờng xảy ra vào ngày thứ 4 đến thứ 5 của bệnh.

– Nhiệt độ hạ đột ngột, da ở các chi lạnh, ấm

– Mạch nhanh, nhỏ khó bắt

– Tụt huyết áp (HA max < 90 mmHg) hoặc huyết áp kẹt (khoảng cách giũa HA max và HA min < 20 mmHg)

– Tiểu ít

Chú ý: Sốc dièn biến nhanh, người bệnh có thể tử vong trong 12 -24 giờ hoặc hồi phục nhanh chóng nếu được điều trị kịp thời và thích hợp. Nếu sốc không được điều trị thích hợp sẽ làm tăng thêm các biến chứng nhu toan chuyển hoá, xuất huyết nặng, nhất là xuất huyết dạ dày – ruột, người bệnh có thể xuất huyết não dẫn đến hôn mê.

Tiến triển: thời kỳ hồi phục của sốt xuất huyết (SXH.D.) có sốc hoặc không sốc đều nhanh chóng, người bệnh ăn ngon miệng và thèm ăn là dấu hiệu tiên lượng tốt.

Điều trị sốt Dengue ở cộng đồng

Sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHĐ) là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Hiện tại, chưa có các biện pháp điều trị đặc hiệu cho nên điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng như hạ sốt, bồi phụ nước và điện giải…. Truyền dịch, mọi trường hợp sốt Dengue / sốt xuất huyết Dengue đều phải được các y bác sĩ khám bệnh và phân loại điều trị.

Điều trị cụ thể

– Nếu Dengue / sốt xuất huyết Dengue độ I: người bệnh được cấp đơn thuốc điều trị tại nhà.

– Nếu là sốt xuất huyết Dengue độ II: hoặc để người bênh điều trị tại nhà hoặc các cơ sở y tế. Dù ở nhà hay ở cơ sở y tế, nguời bệnh phải được theo dõi chặt chẽ, tái khám nhập viện khi bệnh diễn biến nặng.

– sốt xuất huyết Dengue độ III, độ IV bắt buộc phải điều trị tại bệnh viện theo phác đồ chuẩn do Bộ Y tế ban hành. Trong thực tế sốt Dengue /sốt xuất huyết Dengue độ I, độ II thường chiếm tỷ lệ lớn trong vùng có dịch. Người bệnh sốt Dengue /sốt xuất huyết Dengue độ I, độ II được điều trị tại nhà cần chú ý những vấn đề sau đây:

-Chỉ hạ sốt khi sốt > 39°C, bởi vì sốt là vũ khí của cơ thể chống lại sự nhân lên của virus Dengue. Thuốc hạ sốt thường dùng là Paracetamol (Efferalgan, Dologỉn, Panadol…) với liều như sau:

+ Trẻ < 1 tuổi: 60 mg/1 lần uống

+ Trẻ 1 – < 3 tuổi: 60 – 120/1 lần uống

+ Trẻ 6 – < 12 tuổi: 120 /1 làn uống

+ Trẻ em >12 tuổi và người lớn: 10 mg/kg/1 lần uống

– Mỗi ngày uống không quá 4 lần.

Không được dùng các thuốc hạ nhiệt nhóm aspirin, aspegic… vì các thuốc này có thế làm tăng nguy cơ chảy máu.

– Bù nước bằng đường uống: Oresol là dung dịch có thành phần nước và điện giải thích hợp với sốt Dengue / sốt xuất huyết Dengue. Tuy nhiên, dịch Oresol khó uống (nhất là với trẻ nhỏ) có thể thay thế bằng nước cháo muối, nước hoa quả….

– Không nên tự ý cho kháng sinh vì kháng sinh một mặt không chữa được sốt Dengue / sốt xuất huyết Dengue, mặt khác đôi khi gây các tác dụng có hại cho nguời bệnh.

– Theo dõi người bệnh để phát hiện các dấu hiệu nặng để kịp thời đưa đến bệnh viện như:

+ Sốt quá cao

+ Không uống được do nôn và tiêu chảy

+ Chân tay lạnh, tiểu ít

+ Vật vã, kích thích, lơ mơ

+ Xuất huyết lan rộng, chảy máu cam, chảy máu chân răng

+ Đau bụng

Điều trị bằng thuốc y học cổ truyền:

Được áp dụng cho người bệnh sốt Dengue / sốt xuất huyết Dengue độ I (chỉ có xuất huyết dưới da, không có xuất huyết nội tạng) trên nguyên tắc:

+ Thanh nhiệt: Bạch hà, lá tre, sắn dây

+ Giải độc, chống dị ứng: cỏ nhọ nồi, hoa hòe, kim ngân, cam thảo

+ Chống xuất huyết: cỏ nhọ nồi, hoa hoè, trắc bách diệp

+ Chống rối loạn tiêu hoá: gừng tươi hoặc khô.

Một số bài thuốc dân gian

– Bài 1: Hoa hoè 20g, ngải cứu l0g, củ sả 5g, cỏ nhọ nồi sao cháy 20g, sải hồ15g, hương nhu 5g.

– Bài 2: Hoa hoè 20g, lạc tiên khô 50g, cỏ màn chầu 50g, cam thảo nam 8g, rau má 80g, sài đất 12g, cò mục 20g

Các bài trên sắc uỗng mỗi ngày 1 tháng

Chuyên gia truyền nhiễm nói về biểu hiện của Sốt xuất huyết, cách điều trị

Bài liên quan: Thông tin y học chuyên sâu về bệnh sốt xuất huyết Dengue

PGS.TS. Cao Văn Viên – ThS. Nguyên Văn Dũng – Khoa Truyền nhiễm – BV Bạch Mai.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook