Thứ Năm, 19/11/2015 | 00:34

Đau, ngứa cổ họng gây khó chịu… là biểu hiện đầu tiên của viêm nhiễm đường hô hấp. Bệnh thường gặp khi thời tiết chuyển mùa nhất là vào hanh khô.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Súc miệng bằng muối pha nước ấm có thể làm giảm đau họng và giúp hơi thở không bị hôi nhất là thời kỳ viêm nhiễm vùng hầu họng. Theo nghiên cứu cho biết 40% người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên và súc miệng bằng nước muối 3 lần/ngày có sự cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, cần pha với nước ấm và pha loãng, chỉ 1-2 thìa cà phê muối pha trong 240 ml nước. Không nên pha sẵn 1 chai nước muối mà nên pha đủ dùng cho mỗi lần. Chú ý không được uống nước muối vào lúc này, vì có thể chứa vi khuẩn. Mỗi lần súc miệng trong khoảng 30-60 giây sau đó nhổ ra và súc miệng lại bằng nước đun sôi để nguội để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước.

3 cách đơn giản giảm đau họng mùa hanh khô
Hỗn hợp chanh – mật ong, gừng – mật ong giúp giảm đau họng hiệu quả.

Sử dụng mật ong

Mật ong không chỉ chứa nhiều vitamin có lợi mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống nhiễm khuẩn. Nếu bị đau họng có thể sử dụng mật ong kết hợp với gừng là một phương thuốc tuyệt vời đối phó với tình trạng này. Lấy chút gừng, rửa sạch giã dập, băm nhỏ, sau đó lấy một thìa mật ong trộn với gừng và ngậm từng ít một. Sau đó hãy từ từ nuốt, họng của bạn chắc chắn sẽ dịu đi.

Sử dụng mật ong với chanh cũng sẽ rất hiệu quả, chanh giúp diệt vi trùng tự nhiên trong cổ họng, mật ong làm dịu cơn đau họng. Cắt đôi quả chanh và vắt kiệt nước vào chiếc cốc, cả hạt. Thêm một thìa mật ong vào cốc nước chanh và khuấy đều. Sau đó có thể dùng một thìa nước thuốc hỗn hợp 3-4 tiếng ngậm 1 lần sẽ có tác dụng giảm đau họng, tiêu đờm.

Chải răng thường xuyên và loại bỏ thói quen xấu

Ô nhiễm không khí ngoài trời gây kích ứng họng, ô nhiễm trong nhà, hút thuốc lá, lào, hóa chất cũng có thể gây đau họng. Uống rượu và các thức ăn nhiều gia vị cũng có thể gây kích ứng cổ họng. Chính vì vậy cần loại bỏ các thói quen xấu bằng cách: không hút thuốc lá, hạn chế uống cà phê và ăn các loại gia vị cay, nóng để giảm đau họng trong giai đoạn này.

Khi ra đường cần mang khẩu trang giúp không bị viêm nhiễm nặng hơn, vì nếu bị ô nhiễm không khí (bụi, xăng dầu, khói xe) cũng khiến hệ hô hấp trên của bạn bị kích thích tăng tiết đờm, đau họng. Tuy nhiên, với khẩu trang vải, cần giặt ngay sau một ngày sử dụng để tránh vi trùng ứ đọng trong vải tấn công khi sử dụng lại.

Những ngày bị đau họng cần tăng cường chải răng, chải răng sau khi ăn giúp miệng sạch làm giảm nhiễm khuẩn, đau họng và hơi thở thơm tho. Nếu không đánh răng mà chỉ dùng tăm lấy thức ăn mắc kẽ răng không thể loại bỏ những mảng bám thức ăn và vi khuẩn trong miệng, khiến mức độ đau họng càng tăng.

Nguồn: kienthuc.net.vn

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook