Không phải tất cả phụ nữ đều bị chuột rút ngày nguyệt san đến nhưng nếu bạn bị triệu chứng khó chịu này hoành hành thì vẫn có một số biện pháp khắc phục có thể giúp đỡ bạn đấy.
1. Uống thuốc Ibuprofen: Đây là loại thuốc giúp giảm đau chống viêm mức độ từ nhẹ đến vừa. Hãy uống thuốc theo hướng dẫn khi tình trạng chuột rút bắt đầu hoành hành và tiếp tục uống cho đến khi tình trạng này biến mất.
2. Chế độ ăn uống ít muối: Bạn nên tránh các sản phẩm sữa, chất béo, muối, rượu, đường và cafein vì chúng có thể làm cho tình trạng chuột rút trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Tập thể dục nhẹ nhàng: Những bài tập thể dục nhẹ nhàng thường làm giảm tình trạng chuột rút.
4. Chườm ấm: Sẽ làm tăng lưu lượng máu và thư giãn cơ bắp cho bạn. Đặt một miếng đệm nóng lên bụng trong vài phút tại một thời điểm nào đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà thảo dược nóng.
5. Tắm nước ấm thư giãn: Nhớ thêm 1 chén muối biển và 1 chén soda vào bồn tắm nước ấm và ngâm cơ thể trong 20 phút để thư giãn cơ bắp và làm giảm tình trạng chuột rút.
6. Nhận được nhiều yêu thương: Nếu bạn nhận được nhiều yêu thương từ đối tác của bạn hoặc có quan hệ tình dục những ngày này sẽ khiến máu và các dịch được hoạt động mạnh mẽ, tránh tắc nghẽn và giảm đau. Đặc biệt, nếu đạt cực khoái khi quan hệ tình dục sẽ rất tốt để giảm đau.
7. Bổ sung canxi và magiê: Canxi làm giảm tình trạng chuột rút, đau lưng và căng thẳng. Hãy uống 1500 mg canxi và 1000 mg magiê hàng ngày sau bữa ăn sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng khó chịu.
8. Bổ sung vitamin B, B6, vitamin C và niacin: Để tình trạng chuột rút thuyên giảm, bạn nên bổ sung thêm B6, 300 milligram vitamin C và 50 mg niacin trong mỗi bữa ăn. Chú ý là, bạn không dùng niacin nếu bạn có chứng rối loạn gan, bệnh gút hay cao huyết áp.
9. Uống trà thảo dược: Những cốc trà thảo dược sẽ giúp làm giảm đau bụng kinh nguyệt bao gồm trà hoa cúc, trà gừng, nhân sâm, rễ cam thảo, bạc hà …
10. Trà lá mâm xôi đỏ: Những thầy thuốc đông y còn cho thấy uống một tách trà lá mâm xôi màu đỏ hoặc vỏ cây nho mỗi buổi sáng và buổi tối trong một vài ngày trước khi bắt đầu chu kỳ đèn đỏ có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng chuột rút, giảm đau.
Lưu ý:
Nếu tình trạng chuột rút kéo dài và không ngừng đau đớn, chị em nên đi khám phụ khoa để loại trừ một rối loạn nào đó đang tiềm ẩn của các vấn đề sinh sản có thể xảy ra nhé!
Nguồn: Afamily
Chưa có bình luận.