Thứ Hai, 21/12/2015 | 13:38

Căn bệnh này được biết với những cái tên như bệnh Leishmaniasis, “bệnh ăn thịt” hay “Ác quỷ Aleppo”.

Bên cạnh việc phải sống kẹt giữa những làn đạn giao tranh của các lực lượng quân sự tại Syria, người dân quốc gia này đang phải đương đầu với một căn bệnh được biết với những cái tên như bệnh Leishmaniasis, “bệnh ăn thịt” hay “Ác quỷ Aleppo”, loại bệnh này được bắt nguồn từ ký sinh trùng Leishmania gây ra. Các triệu chứng của bệnh bao gồm những vết thương hở lớn, với phần da thịt xung quanh bị thối rữa. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây chết người.

Xuất hiện ký sinh trùng "ăn thịt người" lan rộng tại Syria

Trên thực tế, căn bệnh này đã bắt đầu xuất hiện từ năm 2013 với hơn 41.000 bệnh nhân được phát hiện trong năm đó, chỉ tính riêng tại khu vực Aleppo – nơi diễn ra các cuộc giao tranh ác liệc giữa lực lượng chính phủ Syria và tổ chức khủng bố IS – đã có tới 22.400 trường hợp nhiễm Leishmaniasis, đó là lý do vì sao căn bệnh này còn có tên là “Ác quỷ Aleppo”. Thủ phạm gây ra sự lan rộng của căn bệnh này tại Syria chính là ruồi cát Phlebotomus papatasi, chúng hút máu của những bệnh nhân mắc Leishmaniasis và truyền nó sang những người khác thông quá hình thức đốt giống như muỗi.

Nếu bạn bị một con ruồi cát đốt thì cũng không thể xác định được là liệu bạn có nhiễm Leishmaniasis hay không vì phải mất 3 đến 4 tháng thì các dấu hiệu của căn bệnh này mới bắt đầu xuất hiện như da bị biến dạng và lở loét, thậm chí một số cơ quan nội tạng bị chảy máu trong nghiêm trọng. Dịch bệnh này không xuất hiện tại riêng Syria mà nó cũng có mặt ở nhiều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khác trên thế giới như Brazil hay Ấn Độ – đặc biệt là những vùng nghèo đói không có đủ cơ sở vật chất về y tế để cung cấp một pháp đồ điều trị thực sự.

Xuất hiện ký sinh trùng "ăn thịt người" lan rộng tại Syria

Bên cạnh cạnh đó, do ruồi cát không thể sống trong môi trường lạnh nên căn bệnh này không thể xuất hiện tại khu vực có khí hậu ổn đới như Bắc Mỹ hay Châu Âu. Mặc dù vậy, những người có hệ miễn dịch kém – ví dụ như bệnh nhân nhiễm HIV – cũng có thể xuất hiện những dấu hiện của Leishmaniasis đối với các cơ quan nội tạng. Hiện nay, không có loại vaccine đặc chủng nào để đối phó với căn bệnh này, pháp đồ điều trị duy nhất là tiêm Amphotericin B – một loại khác sinh chống nấm, quá trình này mất tương đối nhiều thời gian và nó cũng gây ra những tác dụng phụ tương đối khó chịu như sốt cao, đau đầu và nôn mửa.

Hơn nữa, giá của Amphotericin B cũng không hề rẻ và với con số 1,3 triệu người nhiễm mới Leishmaniasis mỗi năm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kế – trong đó có tới 20.000 hoặc 30.000 người tử vong – thì việc những người dân tại Syria lũ lượt kéo nhau sang Châu Âu tị nạn cũng không phải điều quá khó hiểu.

Tham khảo ScienceAlert

Nguồn: GenK

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook