Sau khi đọc tin này mà bàng hoàng, cũng thân phận làm mẹ như nhau, nhưng nỗi đau khi phải xa con, bỏ lại con trên thế gian khi con vừa chào đời, đỏ hỏn, nhỏ thó và miệng chóp chép khát sữa là điều xót xa nhất.
Đó là mẹ Phạm Thị Thuỳ Linh, 33 tuổi tròn, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn chị sang Hàn làm việc được một thời gian, dường như may mắn luôn không mỉm cười với cuộc sống của chị. Công việc vất vả thu nhập không đáng kể, bù lại chị có một cuộc sống gia đình khá ấm êm.
Nhưng quá trớ trêu, sau bao hạnh phúc để đón được em bé đầu lòng trong tay, thì vài tiếng sau chị đã ra đi vĩnh viễn vì triệu chứng băng huyết sau sinh, vào ngày 8 tháng 2 vừa rồi.
Dường như tất cả chút sức lực cuối cùng của một người mẹ, chị đã dành tất cả cho con, tình mẫu tử quá thiêng liêng. Chị ra đi mà vẫn chưa cam lòng, mắt vẫn không thể nhắm, tay không muốn buông rời con ra. Có nổi đau nào xót xa hơn.
Hình chụp lại từ FB của một mẹ đã chia sẻ thông tin này.
Đến nay xác của chị vẫn còn nằm lạnh lẽo ở nhà xác bệnh viện Hàn Quốc, còn em bé thì đang được cộng đồng người Việt chăm sóc.
Ảnh Internet
Ảnh Internet
Ảnh Internet
Nhìn hình lúc chị ra đi mà xót xa, miệng gắng cười khi con chào đời khỏe mạnh, thì cũng là nước mắt trào ra, vì chị biết mình bị chứng băng huyết sau sinh và không còn sống được bao lâu. Cho đến tận lúc lìa đời, tay chị vẫn ôm chặt đứa con thơ, nhưng mắt không nhắm nổi vì lo con thơ bé bỏng không nơi nương tựa.
Em cũng không hiểu được người thân ở Hàn của chị đang ở đâu, và y học ở bệnh viện Hàn cũng tiến bộ, nhưng sao để chị qua đời vì băng huyết. Nhưng phần lớn do cuộc sống ở nước ngoài vất vả, chị lao động quá sức trong thời gian mang thai, đồng thời sau sinh chị không được người thân chăm sóc, nên mới dẫn đến kết cục đau thương như vậy.
Rồi cuối cùng, tất cả sức lực còn lại của một người mẹ, chị đã dành trọn cho con, tình mẫu tử quá thiêng liêng.
Theo thống kê thì số ca băng huyết sau sinh chiếm tỉ lệ từ 2 – 10% tổng số ca sinh, mỗi năm toàn thế giới có khoảng 130.000 bà mẹ đã qua đời vì triệu chứng này.
1. Băng huyết sau sinh là gì?
Băng huyết sau sinh là hiện tượng khi lượng máu chảy từ đường sinh dục trong vòng 24 giờ sau sinh, lượng máu mất đi từ 500ml – 1 lít máu. Mức độ nặng của băng huyết sau sinh không chỉ phụ thuộc vào lượng máu mất, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng của sản phụ trước khi bị băng huyết.
Trên thế giới, người ta thường lấy chuẩn mất máu bằng hoặc hơn 500 ml máu trong vòng 24 giờ sau sinh để chẩn đoán băng huyết sau sinh. Tuy nhiên, tại Việt Nam, đa phần sản phụ thường bị thiếu máu trước đó do nhiều nguyên nhân khác nhau như dinh dưỡng kém, nhiễm ký sinh trùng, không bù đủ sắt sau hành kinh hoặc lúc mang thai… nên chỉ cần mất thêm một lượng máu dù chỉ 200-300 ml, cũng có thể đưa đến rối loạn huyết động.
2. Nguyên nhân băng huyết sau sinh
Thông thường bệnh băng huyết ở phụ nữ sau khi sinh do một số nguyên nhân chủ yếu gây ra đó là:
– Khối lượng của thai nhi quá to.
– Sản phụ bị rối loạn đông máu trước đó mà không biết.
– Thời gian chuyển dạ của người mẹ quá dài, nhất là trong trường hợp sinh con đầu lòng.
– Sản phụ trước kia đã từng nạo hút thai nhiều lần khiến niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm.
– Sản phụ mang đa thai, nhiễm trùng ối, bị tiểu đường, có bất thường ở nhau thai, rách cổ tử cung, tử cung có u…
– Băng huyết sau sinh còn bị ảnh hưởng do áp dụng phương pháp giục sinh không đúng cách.
3. Cách phòng tránh băng huyết sau sinh
– Để hạn chế nguy cơ xảy ra băng huyết sau khi sinh, mẹ bầu nên khám thai đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ trong suốt quá trình mang thai để được chẩn đoán và phát hiện sớm và tránh được những nguy cơ có thể xảy ra.
– Nên chọn những bệnh viện lớn, có nhiều bác sĩ giỏi, có trang thiết bị đầy đủ để làm nơi đón bé chào đời. Đặc biệt trong trường hợp mẹ bầu nào có những bất thường về thai nghén, đã được cảnh báo có thể xảy ra tình trạng băng huyết sau khi sinh thì việc chọn các bệnh viện lớn có đầy đủ trang thiết bị để đảm bảo điều kiện tốt nhất cho việc hỗ trợ sinh nở và tránh được các sự cố ngoài ý muôn
– Trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mình, tránh tình trạng thiếu máu cũng như tránh để thai nhi quá nặng cân.
Bỏ đi sự ganh ghét đố kỵ, cuộc sống sẻ trở nên tươi đẹp hơn
Theo WTT
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.