Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:55

Viêm gan virus C mạn tính là vấn đề về sức khỏe cộng đồng quan trọng. Khoảng 170 triệu người trên thế giới bị nhiễm virus viêm gan (HCV).

Viêm gan virus C mạn tính là vấn đề về sức khỏe cộng đồng quan trọng. Khoảng 170 triệu người trên thế giới bị nhiễm virus viêm gan (HCV). Chỉ một phần nhỏ những người này hiện đang được điều trị. Viêm gan virus C mạn được nhận biết như “một căn bệnh thầm lặng” vì nhiều người bị nhiễm virus không cảm thấy mình bị bệnh và có thể không biết mình bị nhiễm virus. Viêm gan virus C mạn thường là một bệnh có thể chữa khỏi nếu được điều trị. Những thuốc điều trị mới, pegylated interferon, đã được chứng minh là hiệu quả hơn interferon thông thường cổ điển, ngoài ra, cơ hội làm sạch virus có thể tăng hơn nữa nếu bệnh nhân tuân thủ điều trịu đủ thời gian. Các thầy thuốc nên thường xuyên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ và đánh giá bệnh nhân đều đặn. Thực hiện các biện pháp để kiểm soát các tác dụng phụ, trầm cảm và lạm dụng thuốc để tăng thêm sự tuân thủ của bệnh nhân. (Tuyên bố của hội nghị xây dựng các hướng dẫn chung NIH 2002)

Nếu thầy thuốc khuyến khích bệnh nhân đến khám bệnh thường xuyên, cho phép trao đổi ý kiến cởi mở và cung cấp sự hiểu biết có cơ sở về bệnh và việc điều trị bệnh, bệnh nhân sẽ có cơ hội chữa khỏi bệnh tốt hơn. Bạn, bệnh nhân và những người bạn và gia đình của họ sẽ tạo thành một mạng lưới hỗ trợ quan trọng đối với sự thành công của bệnh nhân để chống lại bệnh này.

Virus viêm gan C (HCV), được nhận biết lần đầu năm 1989, hiện nay là một vấn đề sức khỏe chung của toàn cầu. Khoảng 170 triệu người trên thế giới bị nhiễm HCV (WHO, 2000)nhiều hơn gấp năm lần số người bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch loại 1 (HIV-1). Chỉ có một ít nước có các chương trình phát hiện đầy đủ đối với nhiễm HCV, vì thế tỷ lệ hiện mắc thật sự không được nhận biết đầy đủ.

Có sự khác nhau đáng kể về tỷ lệ hiện mắc HCV được ước lượng theo vùng địa lý và nhân khẩu học. Ở các nước phát triển, thường có 1% đến 2% dân số bị nhiễm, trong khi tỷ lệ này là 10% hoặc nhiều hơn ở một số nước kém phát triển.

Ở châu Âu, nhất là các nước Địa Trung Hải, tỷ lệ hiện mắc HCV tăng theo tuổi, trong khi ở Mỹ bệnh thường gặp nhất ở những người 30-49 tuổi.

Ở Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm virus C vào khoảng 1,8-4% dân số (Hội Gan Mật Việt Nam)

HCV là virus RNA thuộc họ Flaviviridae. Có 6 kiểu di truyền HCV và hơn 50 kiểu phụ. Xu hướng đột biến cao, tốc độ sao chép cao của virus và tình trạng thiếu sự đáp ứng mạnh mẽ của tế bào lympho T có ảnh hưởng quan trọng về chẩn đoán và lâm sàng.

Những yếu tố nguy cơ chính đi kèm với việc lây truyền HCV theo đường máu là:

– Sử dụng các sản phẩm từ máu bị nhiễm (trước 1991). Những người nhiễm HCV trước 1991 có thể vẫn còn chưa được chẩn đoán vì họ không có ý thức rằng họ bị nhiễm và/hoặc họ không có bất cứ triệu chứng nào.

– Dùng máu hoặc các sản phẩm từ máu bị nhiễm để truyền máu

– Tất cả các trường hợp bao gồm cả các thủ thuật can thiệp ngoài đường ruột có sử dụng loại các trang thiết bị được khử trùng hoắc tẩy trùng kém:

+ Sử dụng các y cụ bị nhiễm khi chích thuốc đường tĩnh mạch (Mathei và cộng sự, 2002) (Roy và cộng sự, 2002)

+ Lây truyền mắc phải ở bệnh viện (gồm các dụng cụ nha khoa và y khoa)

+ Các trang thiết bị xăm hoặc chích không được khử trùng

+ Tổn thương do kim đâm

+ Nhiễm trùng các lọ thuốc chứa nhiều liều dùng

+ Ở một số người, không nhận biết được phương thức lây truyền.

+ Xăm, xuyên qua da, châm cứu

– Sử dụng chung các đồ vật cá nhân bị nhiễm có chứa máu khô (lược, bàn chải đánh răng, dao cạo….)

– Tỷ lệ lây truyền qua giao hợp thấp nhưng không phải là không đáng kể. Nguy cơ cao hơn trong trường hợp tổn thương niêm mạc và nếu bệnh nhân có các hoạt động tình dục có nguy cơ cao có thể gây ra tiếp xúc máu qua máu (như quan hệ trong thời gian hành kinh).

– Sinh ra từ mẹ có HCV dương tính hiếm gặp (khoảng 5%). (Roberts, EA, Yong, L, Hepatology, 2002). Ở những bệnh nhân nhiễm HIV đồng thời, nguy cơ lây truyền cao hơn.

– Không rõ đường lây nhiễm – một tỷ lệ bệnh nhân đáng kể không biết họ đã bị nhiễm như thế nào

Tóm tắt:

HCV là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng

HCV thường bị nhiễm qua truyền máu/các sản phẩm từ máu trước những năm 1990 khi các chương trình sàng lọc được thực hiện.

Hiện nay sử dụng thuốc đường tiêm chichsw là đường nhiễm thường gặp nhất ở nhiều nước

Giao hợp nguy cơ cao gây tiếp xúc máu qua máu là đường nhiễm HCV có khả năng xảy ra (phương pháp ngừa thai có rào cản là thích hợp)

Nhiều người không biết họ đã bị nhiễm như thế nào

HCV không lây truyền qua tiếp xúc gia đình và xã hội thông thường.

HCV và các virus viêm gan thường gặp khác

Virus viêm gan C, thành viên của họ Flaviviridae (Major, 1997) là virus RNA mạch đơn. Virus được nhận dạng lần đầu năm 1989, giải thích cho phần lớn các trường hợp viêm gan không do virus A và cũng không do virus B. Những thể đột biến HCV và quasi-species có thể xuất hiện nhanh chóng, khiến cho tình trạng nhiễm virus dễ thoát khỏi sự kiểm soát của hệ miễn dịch.

Hơn 10 năm qua, hiểu biết về viêm gan virus C ngày càng rõ hơn và mang lại những thay đổi về xử lý và điều trị viêm gan virus C vào năm 2002. Có quốc gia đề nghị tiêm chủng phòng ngừa viêm gan B và A ở những người nhiễm HCV. Ở một số quốc gia ưu tiên chủng ngừa chỉ cho những bệnh nhân là ứng cử viên ghép gan.

Có 6 kiểu di truyền HCV đã được nhận biết và tần suất tương đối của chúng thay đổi khắp thế giới. Nhận biết kiểu di truyền trước khi bắt đầu điều trị là quan trọng vì điều này sẽ quyết định thời gian điều trị.

Yhocvn.net 

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook