Thứ Sáu, 23/11/2018 | 17:12

Vi khuẩn huyết có thể gây ra nhiễm khuẩn nghiêm trọng, bệnh nhân tử vong nhanh chóng

Vi khuẩn huyết là sự xâm nhập của vi khuẩn vào hệ tuần hoàn. Vi khuẩn huyết nhất thời và loãng thường không có triệu chứng. Vi khuẩn huyết Gram âm thường gây nhiễm khuẩn toàn thân, lạnh run, sốt cao, đau vùng bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Nếu bị kèm sốc nhiễm khuẩn thì thấy da ấm, mất tỉnh táo và giảm áp huyết. Nếu trước đây bệnh nhân khỏe mạnh thì bệnh là nhiễm khuẩn Gram dương tiến triển nhanh hoặc do nhiễm khuẩn khi tiêm truyền tĩnh mạch gây ra. Nếu bệnh nhân vốn đau yếu mạn tính hoặc suy giảm hệ miễn dịch thì nơi bị nhiễm khuẩn trước tiên cớ thể là phổi, bụng, đường tiết niệu, da.

Nhiễm khuẩn vùng chậu và vùng bụng thì ngoài tác nhân gây bệnh là vi sinh Gram âm còn có cả các vi khuẩn háo khí, nhất là các Bacteroides. Biến chứng của vi khuẩn huyết là di căn nhiễm khuẩn ở màng não hoặc ở các hốc chứa huyết thanh; viêm màng trong tim cũng có thể là hậu quả của vi khuẩn huyết. Vi khuẩn huyết có thể còn gây các áp xe di căn và sốc nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm thế nào?

Nhiễm khuẩn huyết (hay nhiễm trùng máu) xảy ra do hệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải trong quá trình chống lại sự nhiễm trùng.

Lượng lớn các hóa chất được tiết và nhiễm vào máu có thể gây ra chứng viêm mãn tính. Điều này có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng.

Cơ chế đông máu trong giai đoạn máu bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu di chuyển đí chân tay và các cơ quan nội tạng, dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy.

Trong một vài trường hợp rất nghiêm trọng, một hoặc vài cơ quan nội tạng có thể bị suy chức năng.

Thậm chí, ở một vài trường hợp xấu nhất, nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra chứng hạ huyết áp. Các bác sĩ gọi hiện tượng này là “sốc nhiễm khuẩn”, nó có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng ở một số bộ phận như phổi, thận và gan. Thậm chí, triệu chứng này có thể gây tử vong ở một số trường hợp.

Điều trị nhiễm khuẩn

Điều trị tùy thuộc khả năng loại trừ nguồn gốc gây nhiễm khuẩn, ở một số trường hợp như vỡ nội tạng, viêm cổ tử cung có áp xe, hoại tử ruột hay túi mật thì phải nhờ phẫu thuật can thiệp.

Các áp xe lớn phải rạch dẫn lưu mủ và loại bỏ phần mô hoại tử. Có thể dùng liệu pháp kháng sinh khi vi khuẩn huyết kéo dài là do nhiễm khuẩn ở phổi, đường mật hay đuờng tiết niệu mà không bị tắc nghẽn.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook