Đi tiểu ra máu là dấu hiện bệnh ung thư đang bị “xem nhẹ” bởi nhiều người nghĩ rằng có thể đó chỉ là viêm nhiễm hoặc bệnh đơn giản của cơ quan sinh dục.
Hầu hết các loại bệnh đều phát triển theo từng giai đoạn từ nhẹ đến nặng thông qua các triệu chứng biểu hiện cụ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng để ý đến các triệu chứng ban đầu đó.
Đi tiểu ra máu, dấu hiệu sớm của bệnh ung thư bàng quang?
Triệu chứng đi tiểu ra máu, đau gián đoạn, đau không rõ ràng hoặc đôi khi không có cảm giác đau đớn, luôn luôn là dấu hiệu cảnh báo hệ thống tiết niệu của bạn có vấn đề.
Đặc biệt, đây có thể là những tín hiệu sớm của bệnh ung thư thận hoặc ung thư bàng quang.
Các bác sĩ cho biết, ung thư bàng quang là bệnh phổ biến nhất ở các bệnh nhân nam có dấu hiệu bất thường về tiết niệu, có tỉ lệ mắc bệnh và tử vong đứng đầu trong số những bệnh thuộc nhóm này.
Đây là loại ung thư xảy ra chủ yếu ở nhóm bệnh nhân trên 40 tuổi. Thông thường, trước khi xuất hiện chứng đi tiểu ra máu, hầu hết mọi người bỏ qua việc khám sàng lọc định kỳ.
Khi chứng đi tiểu ra máu trở nên trầm trọng nghĩa là bệnh nhân đã bước sang giai đoạn cuối của chu kỳ bệnh, việc dựa vào sự chữa trị của bác sĩ đã gần như hết hy vọng.
Điều bác sĩ khuyến cáo nhiều nhất chính là, đừng chờ đến khi bạn thấy mình bị đi tiểu ra máu, lúc đó đã là giai đoạn cuối của tiến trình ung thư bàng quang hoặc ung thư thận.
Bác sĩ lưu ý thêm, nam giới ở tuổi ngoài 40, chỉ cần có cảm giác khác thường dù là mức nhẹ nhất, phải ngay lập tức đi khám để tìm nguyên nhân đau đường tiết niệu.
Nếu đi khám sớm, sẽ đón đầu được thời cơ trị bệnh tốt nhất, tạo cho mình một cơ hội sống sót nếu bệnh tình đang trong giai đoạn có thể cứu được.
Thấy tiểu ra máu, cần phải đi xét nghiệm hay không?
Xét nghiệm và siêu âm là căn cứ để đo mức độ ác tính cũng như khối lượng lớn bé của khối u.
Ở thời kỳ đầu, việc kiểm tra kích thước và tính chất của khối u chỉ mang tính tham khảo, bởi có những lúc dù khối u rất nhỏ nhưng lại có thể đi tiểu ra lượng máu lớn.
Sau khi siêu âm phát hiện ra khối u, các bác sĩ sẽ tiếp tục kiểm tra theo nhiều hình thức chuyên khoa khác như chụp CT vùng chậu, nội soi bàng quang để xác định phương pháp xử lý phù hợp nhất.
Nếu khối u còn nhỏ, cơ hội phẫu thuật để chữa trị là khá cao, có thể cắt bỏ để ngăn ngừa u phát triển.
Khi tình hình tiến triển không thuận lợi, bệnh nhân sẽ phải dùng đến thuốc điều trị ung thư và xạ trị sau phẫu thuật để duy trì sự sống.
Bác sĩ nhấn mạnh, bệnh ung thư vốn dĩ không dễ phát hiện sớm, nhưng riêng ung thư bàng quang thì hoàn toàn có thể xét nghiệm chính xác được.
Nếu bệnh nhân tinh ý quan sát triệu chứng tiểu ra máu ngay từ lần đầu tiên, đi xét nghiệm ngay lập tức sẽ “chớp” được thời cơ chữa trị ban đầu của mầm bệnh.
Mắt thường có thể nhìn thấy triệu chứng đi tiểu ra máu không?
Ung thư bàng quang là bệnh mà các tế bào ung thư sinh trưởng và phát triển trong bàng quang, khi u lớn dần sẽ có dấu hiệu tổn thương, vỡ mạch máu và xuất huyết.
Hiện tượng này là do khi có u, lượng máu mà cơ thể cung cấp cho khối u sẽ cao hơn bình thường, rất dễ xuất hiện chảy máu.
Hơn nữa, đây là một mạch máu mới, phát triển chưa hoàn thiện, rất dễ bị tổn thương và xuất huyết.
Khi u phát triển thêm một thời gian nữa, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau phần phụ, sau đó đau lan sang cả vùng bụng dưới, rồi có thể dùng tay sờ thấy khối u.
Lúc này đã là giai đoạn cuối của thời kỳ ung thư bàng quang, bệnh nhân sẽ không còn cơ hội chữa trị nữa.
Bác sĩ nhấn mạnh, cho dù bạn có triệu chứng lớn hay nhỏ về việc đi tiểu ra máu, nhất định phải đi siêu âm và xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.
Nếu “thờ ơ” với dấu hiệu này, việc đối mặt với các bệnh nguy hiểm đến tính mạng không còn chỉ là lời cảnh báo.
Theo Trí Thức Trẻ
Nguồn: TTOnline
Chưa có bình luận.