Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:50

Đặc điểm đặc trưng của bệnh

– Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV) là bệnh truyền nhiễm nhóm A, được ghi nhận đầu tiên vào tháng 4 năm 2012 tại Ả Rập Xê Út.

– Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần với người bệnh. Lạc đà có thể là ổ chứa vi rút và có khả năng lây nhiễm sang người.

– Người mắc bệnh có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính: sốt, ho, viêm phổi nặng và nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp, ngoài ra có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như tiêu chảy và có thể gây suy tạng đặc biệt là suy thận.

– Nguy cơ tử vong cao, tỷ lệ chết/mắc là 30% (cứ 10 người mắc bệnh thì có 3 người tử vong). Một số người nhiễm vi rút MERS-CoV có thể biểu hiện lâm sàng nhẹ không rõ triệu chứng gây khó khăn cho việc phát hiện.

– Đến nay, bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

Bệnh có khả năng lây truyền từ người sang người chủ yếu trong nhóm người có tiếp xúc gần với người bệnh và có thể lây từ lạc đà sang người.

Những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh

Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh có những dấu hiệu sau:

– Sốt cao đột ngột ≥ 38°C

– Ho và khó thở

– Có biểu hiện viêm phổi hoặc suy hô hấp cấp tính (lâm sàng hoặc chụp X-quang).

– Yếu tố dịch tễ: Có tiền sử ở/đi/đến từ vùng/quốc gia có dịch hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân xác định mắc MERS-CoV hoặc tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm đường hô hấp cấp tính có liên quan đến vùng/quốc gia có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát.

Các biện pháp phòng bệnh

Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu

– Tuyên truyền cho người dân về bệnh viêm đường hô hấp cấp tính và các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt cho những người đến Việt Nam từ vùng có dịch hay những người từ Việt Nam đến vùng có dịch.

– Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người.

– Tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính. Khi cần tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

Người có các triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người.

– Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay.

– Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

– Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn miệng.

– Tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ở, trường học, cơ sở y tế,… bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa.

– Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.

– Tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao.

– Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, phải thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu

Hiện nay bệnh chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu nào.

Phương pháp đề phòng bùng phát dịch

Đối với người bệnh

– Cách ly, điều trị tại cơ sở y tế, hạn chế tối đa biến chứng, tử vong. Thời gian cách ly đến khi hết các triệu chứng lâm sàng.

Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh đưa tay lên

mắt, mũi, miệng.

– Sử dụng khẩu trang y tế đúng cách khi tiếp xúc với người khác để hạn chế lây truyền bệnh.

– Điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

– Xử lý tử thi theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng.

Đối với người tiếp xúc gần

– Người chăm sóc bệnh nhân phải thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân như đeo khẩu trang y tế, kính đeo mắt, găng tay, mũ áo, … trong quá trình tiếp xúc gần với người bệnh; rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc với người bệnh.

– Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân và những người khác.

– Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính. Nếu có xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở … cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

– Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng như: súc miệng bằng nước sát khuẩn và các dung dịch sát khuẩn mũi họng khác.

– Hạn chế đến nơi tụ họp đông người đề phòng lây bệnh cho người khác.

Benh.vn(Theo moh.gov)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook