Thứ Năm, 11/05/2017 | 11:09

Một nghiên cứu ở Canada chỉ ra trẻ nhỏ càng dùng nhiều điện thoại, máy tính bảng và thiết bị điện tử càng dễ chậm nói.

Thời hiện đại không khó để bắt gặp một đứa trẻ đang mải mê nhìn vào màn hình điện thoại. Trước thực trạng này, nhiều phụ huynh đặt ra câu hỏi liệu công nghệ có ảnh hưởng đến trí não trẻ, hạn chế sự phát triển xã hội, dồn nén cảm xúc và khiến trẻ chậm nói hay không. Gần đây, nghiên cứu được công bố tại Hội nghị Nhi khoa 2017 do Bệnh viện Nhi Toronto (Canada) tiến hành chỉ ra càng dùng thiết bị điện tử, trẻ càng dễ chậm nói.

Trẻ em dùng nhiều điện thoại dễ chậm nói

Ảnh: mobilephonesdirect.co.uk.

Theo Timenhóm nghiên cứu đã xem xét 900 em bé từ 6 tháng đến 2 tuổi và phát hiện cứ 30 phút sử dụng thiết bị điện tử, nguy cơ chậm nói của trẻ tăng 49%. Trái lại, các kỹ năng giao tiếp như cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể hoặc tương tự xã hội hầu như không bị ảnh hưởng.

“Kết quả cho thấy việc cha mẹ sử dụng phần mềm điện thoại để giúp con học nói không có ích”, tiến sĩ phát triển hành vi Jenny Radesky từ Đại học Michigan (Mỹ) nhận định. Trên thực tế, trẻ có thể bắt chước những gì nhìn thấy trên màn hình nhưng hiếm khi ứng dụng các nội dung này vào đời sống. “Suy nghĩ mang tính biểu tượng và độ linh hoạt của trí nhớ là điều các ứng dụng điện tử không thể vượt qua, bất kể chúng tương tác tốt như thế nào”, bà Radesky nhấn mạnh.

Tốt nhất, để khuyến khích trẻ học nói, tiến sĩ Radesky khuyên các cha mẹ hạn chế sử dụng thiết bị điện tử bằng cách đặt ra giới hạn và tích cực tương tác mặt đối mặt. “Điều này không hề dễ dàng song vô cùng quan trọng”, nữ chuyên gia kết luận.

Xem thêm: Điện thoại thông minh tác động đến giấc ngủ của bạn thế nào?

Minh Nguyên 

Nguồn: VnExpress

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook