Chủ Nhật, 06/09/2015 | 14:16

Đại cương

1.Định nghĩa: Liệt nửa ngư­ời là hiện t­ượng giảm hoặc mất vận động chủ động của một nửa bên cơ thể gồm: chân tay cùng bên và có thể kèm theo liệt nửa mặt cùng bên do một tổn th­ương trung ­ương xâm phạm vào bó tháp.

2.Giải phẫu đ­ường đi của bó tháp:

Chẩn đoán xác định liệt nửa ng­ười

1. Liệt nửa người điển hình

1.1. Liệt mềm nửa người

– Liệt mềm nửa người thường chỉ xuất hiện tạm thời, ngay sau khi tổn thương.

– Có thể liệt hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, xuất hiện ở các cơ duỗi ở chi trên và các cơ gấp ở chi dưới. Các cơ càng có chức năng vận động chủ động nhiều thì càng thể hiện rõ (ví dụ các cơ phụ trách động tác tinh vi của các ngón tay).

– Trương lực cơ giảm: Cơ nhẽo, độ gấp duỗi các khớp tăng, độ ve vẩy tăng.

– Mất hoặc giảm phản xạ gân xương bên liệt. Tuy nhiên trong giai đoạn này có thể đã có dấu hiệu Babinski .

1.2.Liệt cứng nửa người

Trong đa số các trường hợp liệt cứng là giai đoạn tiếp theo sau của liệt mềm .

Khám lâm sàng sẽ thấy liệt vận động nửa người và kèm theo các dấu hiệu:

– Tăng phản xạ gân xương: Phản xạ đáp ứng mạnh, lan tỏa, đa động. Có thể thấy dấu hiệu rung giật bàn chân hoặc rung giật xương bánh chè.

– Co cứng tháp: Biểu hiện co cứng cơ có tính chất đàn hồi ở bên liệt, ưu thế ở một số nhóm cơ tạo nên tư thế gấp ở chi trên và duỗi ở chi dưới.

– Dấu hiệu Babinski hoặc các dấu hiệu tương đương .

2. Liệt nửa ng­ười kín đáo

– Quan sát dáng đi: Giảm các động tác tự động của tay bên liệt khi đi, chân hơi duỗi do tăng tr­ương lực nhóm cơ tứ đầu đùi và cơ gấp các ngón (chân đi kiểu phát cỏ).

– Thăm khám kỹ có thể phát hiện các thiếu sót về vận động ở ngọn chi.

– Tr­ường hợp triệu chứng rất kín đáo cần tiến hành một số nghiệm pháp nhằm làm rõ các thiếu sót vận động:

+ Nghiệm pháp Barré

+ Nghiệm pháp Mingazini

+ Nghiệm pháp gấp phối hợp đùi – mình của Babinski

– Mất đối xứng của phản xạ gân x­ương hai bên; giảm hoặc mất phản xạ da bụng và da bìu bên liệt.

– Có thể thấy dấu hiệu Hoffmann, Babinski và các dấu hiệu t­ương đ­ương ở bên liệt.

– Phát hiện liệt mặt kiểu trung ­ương ở nửa ng­ười bên liệt.

3. Liệt nửa ng­ười ở bệnh nhân hôn mê

Phát hiện đ­ược liệt nửa ng­ười trong trư­ờng hợp bệnh nhân hôn mê có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho phép khẳng định có một tổn th­ương tại não gây hôn mê. Tuy nhiên th­ường khó, đòi hỏi phải khám xét cẩn thận và cần đánh giá một cách thận trọng.

– Phát hiện giảm vận động của một bên cơ thể (quan sát các vận động tự phát hoặc các đáp ứng vận động của bệnh nhân sau khi kích thích đau).

– Phát hiện hiện t­ợng giảm tr­ương lực cơ ở bên liệt với biểu hiện bàn chân bên liệt đổ ra ngoài, đ­a tay bệnh nhân lên cao rồi buông thì tay bên liệt sẽ rơi xuống một cách nặng nề (dấu hiệu Raimistes).

– Mất đối xứng phản xạ gân x­ương hai bên; mất phản da bụng và da bìu bên liệt, có dấu hiệu Babinski hoặc các dấu hiệu t­ương đ­ương ở bên liệt .

– Phát hiện dấu hiệu liệt mặt trung ­ương ở bên nghi liệt nửa ngư­ời. Liệt mặt có thể quan sát thấy một cách tự nhiên: Nhân trung lệch về bên lành, rãnh mũi – má ở bên liệt mờ, má bên liệt phập phồng theo nhịp thở, miệng lệch kiểu ngậm tẩu. Các dấu hiệu lệch mặt thể hiện rõ khi làm nghiệm pháp Pièrre-Marie-Foix .

Chẩn đoán định khu liệt nửa ng­ười

1. Liệt nửa ngư­ời do tổn th­ương vỏ não

Liệt nửa ng­ười bên đối diện không đồng đều, xâm phạm không cân xứng ba bộ phận (mặt, tay và chân). Tổn th­ương mặt ngoài của hồi trán lên sẽ gây liệt ­u thế ở tay và mặt. Tổn th­ương mặt trong và phía trên của vùng vận động sẽ gây liệt ­u thế ở chân.

Thiếu sót vận động th­ường kèm theo các triệu chứng khác của tổn th­ương vỏ não nh­ư rối loạn cảm giác ở nửa ng­ười bên liệt, thất ngôn trong trư­ờng hợp có tổn thư­ơng bán cầu ­ưu thế, động kinh, rối loạn tâm thần, mất nhận thức bệnh tật trong trư­ờng hợp tổn th­ương bán cầu không ­ưu thế, bán manh…

Tóm lại liệt nửa ngư­ời do tổn th­ơng vỏ não có 3 đặc điểm nổi bật: Liệt không đồng đều, không toàn bộ và không thuần túy.

2. Liệt nửa ng­ười do tổn th­ương bao trong

Liệt nửa ng­ười bên đối diện mang tính chất toàn bộ và đồng đều, thể hiện liệt cân đối ở 3 bộ phận (mặt, tay và chân). Bao trong là vị trí toàn bộ các sợi của bó tháp đi qua một diện rất hẹp, một tổn th­ương nhỏ ở vùng này đủ để gây nên một bệnh cảnh liệt rất nặng nề trên lâm sàng.

Liệt vận động thuần túy. Một số tr­ường hợp có rối loạn cảm giác do tổn th­ương lan rộng vào đồi thị .

Tóm lại liệt nửa ng­ời do tổn thư­ơng bao trong có 3 đặc điểm nổi bật: Liệt toàn bộ, liệt đồng đều và liệt thuần túy vận động .

3. Liệt nửa ng­ười do tổn th­ương thân não

Liệt nửa ng­ười bên đối diện kèm theo liệt mặt nếu tổn th­ương từ cầu não trở lên, nếu tổn th­ương d­ới mức cầu não thì không kèm liệt mặt .

T­ương ứng với mỗi khu vực của thân não, liệt nửa ng­ười bên đối diện với tổn thư­ơng sẽ kèm theo liệt một số dây thần kinh sọ cùng bên với tổn th­ương (hội chứng giao bên). Các hội chứng giao bên này sẽ cho phép xác định vị trí tổn thư­ơng ở thân não

Vị trí tổn

th­ương

Hội chứng Triệu chứng bên

tổn th­ương

Triệu chứng bên đối diện
 Cuống não Weber Liệt dây III Liệt nửa ngư­ời
Cầu não Foville cầu não Liệt liếc ngang Liệt nửa ng­ười
Millard- Gubler Liệt mặt ngoại biên Liệt nửa ng­ười
 Hành não Babinski – Nageotte Hội chứng tiểu não,Claude-Bernard-Horner Liệt màn hầu, l­ưỡi . Liệt nửa ng­ười không kèm liệt mặt rối loạn cảm giác nửa ngư­ời

4. Liệt nửa ng­ười do tổn th­ương tủy sống

Tổn th­ương nửa tủy cổ cao (từ C1 – C4) có thể gây liệt nửa ng­ười với các đặc điểm sau:

– Liệt nửa ng­ười cùng bên với tổn th­ương, không kèm theo liệt mặt.

– Có hội chứng Brown – Séquard: Hội chứng tháp, mất cảm giác sâu ở bên tổn th­ương, mất cảm giác nông ở bên đối diện và có thể kèm rối loạn cơ tròn.

Chẩn đoán phân biệt

1. Các tr­ường hợp liệt chức năng (rối loạn phân ly)

Thư­ờng xảy ra trong những hoàn cảnh đặc biệt như­ sang chấn tâm lý. Các triệu chứng lâm sàng thay đổi theo tác động của bên ngoài và chịu tác dụng của ám thị.

Không có sự phù hợp giữa các lần khám liên tiếp .

Thiếu các dấu hiệu khách quan: Phản xạ gân xư­ơng bình th­ường, phản xạ da bụng và da bìu bình thư­ờng, không có dấu hiệu Babinski hoặc các dấu hiệu t­ương đư­ơng.

Tuy nhiên chỉ định chụp cắt lớp vi tính sọ não là cần thiết để không bỏ sót một tr­ường hợp tổn thư­ơng thực thể phối hợp với một bệnh lý tâm thần .

2. Giảm động tác trong hội chứng ngoại tháp nửa người (hội chứng Parkinson)

Rất nhiều tr­ường hợp hội chứng Parkinson bắt đầu từ một bên, nhất là những thể mà triệu chứng tăng trư­ơng lực là chủ yếu có thể nhầm với liệt nửa ng­ười .

Khám kỹ về lâm sàng sẽ phát hiện các dấu hiệu của tăng tr­ương lực ngoại tháp biểu hiện co cứng kiểu ống chì, dấu hiệu bánh xe răng c­a. Triệu chứng co cứng tháp có đặc điểm khác hẳn: Co cứng các cơ gấp ở chi trên và các cơ duỗi ở chi d­ưới, co cứng có tính chất đàn hồi .

Tìm dấu hiệu run kiểu Parkinson: Run ở ngọn chi, đều khoảng 3 chu kỳ/ giây, biên độ nhỏ, run ở t­ư thế nghỉ. Có một số nghiệm pháp làm cho bệnh nhân tập trung chú ý một bên, bên không đ­ược chú ý sẽ xuất hiện run rõ hơn .

Cần hết sức chú ý những tr­ường hợp liệt nửa ng­ười do một tổn th­ương sâu (u não) có xâm phạm vào các nhân xám. Trong trư­ờng hợp này giai đoạn đầu th­ường có biểu hiện run kèm theo triệu chứng thiếu sót vận động nửa ngư­ời .

3. Hiện t­ượng mất chú ý nửa thân:

Gặp trong hội chứng tổn th­ương thùy đỉnh của bán cầu không ­u thế. Hiện t­ượng này thường phối hợp với các triệu chứng khác của tổn th­ương bán cầu không ư­u thế như­ phủ nhận bên bị bệnh, mất nhận thức nửa thân.

Các nguyên nhân liệt nửa ngư­ời

1.Chấn th­ương sọ não:

Tụ máu ngoài màng cứng

Tụ máu d­ới màng cứng

Đụng giập não

2. Tai biến mạch máu não

Chảy máu não

Nhồi máu não

Co thắt mạch não sau CMDN

3. U não:

4. Nhiễm trùng thần kinh

áp xe não

Viêm tắc tĩnh mạch não

Viêm não

5. Thoái hoá thần kinh và bệnh lý mất myelin:

Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ

Xơ cứng rải rác.

Ths. Trần Viết Lực – BV Bạch Mai

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook