Dưa muối là món ăn kèm quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình. Nhưng ăn nhiều dưa muối có thể gây hại cho thận, tăng huyết áp nếu ăn quá nhiều.
Dưa muối hay cải chua, cải muối được tạo ra bằng quá trình lên men của vi khuẩn axit lactic. Trong quá trình này các vi khuẩn axit lactic sẽ làm giảm độ pH của rau, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn khác và tạo ra môi trường phát triển có lợi cho vi khuẩn axit lactic. Đồng thời chúng sẽ sản sinh ra cồn, axit axetic, carbon dioxide và các chất khác, mang lại cho rau hương vị đặc trưng cho món ăn kèm này.
Tuy nhiên, phân bón được sử dụng trong quá trình trồng rau cải có chứa nitrat và vi khuẩn axit lactic sẽ chuyển hóa thành nitrit trong quá trình lên men. Khi được hấp thụ vào cơ thể, chúng sẽ kết hợp với các amin trong cơ thể tạo thành nitrosamine, là chất gây ung thư. Vậy nên, các vi khuẩn axit lactic có lợi cho tiêu hóa, hệ vi sinh đường ruột nhưng nếu lạm dụng ăn quá nhiều có thể gây ảnh hưởng sức khỏe, tăng nguy cơ mắc ung thư.

Ngoài ra, dưa cải muối có chứa hàm lượng muối cao với những người đang gặp các vấn đề sức khỏe như bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh thận mạn tính, hội chứng chuyển hóa nên hạn chế ăn. Nếu muốn tiêu thụ dưa cải muối hãy rửa sạch rau cải muối dưới vòi nước, hoặc ngâm trong nước vài phút để giảm thiểu lượng muối còn sót lại bên trong, giảm lượng natri hấp thụ vào cơ thể.
Các chuyên gia tại Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo người lớn khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 2.300mg natri mỗi ngày hay những người tăng huyết áp nên tiêu thụ dưới 1.500mg mỗi ngày. Do đó, người bệnh tăng huyết áp cần thận trọng hơn khi ăn dưa muối, tránh ăn quá nhiều.
Bên cạnh đó, nên hạn chế ăn dưa muối dưa chín bởi có thể chứa nhiều nitrit (một hợp chất có nguy cơ chuyển hóa thành chất gây ung thư), chỉ nên ăn khi dưa muối có đủ thời gian, không quá chua. Đặc biệt, chỉ nên dùng dưa muối như một ăn phụ, không ăn quá nhiều dưa muối trong một bữa để giảm áp lực cho thận, hệ tiêu hóa, tránh ảnh hưởng tới dạ dày.
Nếu ăn không hết dưa muối nên bảo quản trong tủ lạnh, ăn hết càng sớm càng tốt. Dưa muối có biểu hiện bị mốc, hư hỏng nên bỏ ngày. Đồng thời, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên tự làm tại nhà giúpkiểm soát được lượng muối, các dụng cụ làm dưa muối cần được khử trùng rửa sạch sẽ, không dùng rau cải bị hỏng, sâu bệnh, dập nát để muối dưa, đảm bảo loại bỏ chất bẩn hoặc ký sinh trùng trong quá trình rửa rau trước. Có thể kết hợp các thực phẩm giàu kali như chuối, khoai lang hoặc rau xanh giúp cân bằng natri trong cơ thể.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ
Nên ăn dưa hành muối như nào để tránh ảnh hưởng sức khỏe?
Bỏ ngay 5 thói quen ăn cà muối để tránh ngộ độc, ung thư
Có nên ăn thường xuyên lòng xào dưa chua không?
Thực hư ăn dưa, hành muối gây ung thư
Nhóm thực phẩm lên men tốt cho hệ vi sinh đường ruột
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.