Thứ Bảy, 29/03/2025 | 09:22

Nấm rơm sở hữu hàm lượng dinh dưỡng phong phú nên khi ăn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng nếu khi ăn nấm rơm mắc phải 4 sai lầm tai hại dưới đây không chỉ giảm đi dinh dưỡng mà còn có thể sản sinh độc tố nguy hiểm gây ngộ độc thực phẩm.

Nấm rơm là loại thực phẩm chế biến được nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Nhờ chứa hàm lượng dinh dưỡng phong phú như giàu protein, axit amin, vitamin nhóm B, chất xơ, kali, phốt pho và canxi nên khi ăn thường xuyên có tác dụng hỗ trợ tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, bổ sung lợi khuẩn cho hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột, ngừa táo bón, có lợi cho người bệnh tiểu đường, hỗ trợ tăng trưởng, giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương, ngăn ngừa thiếu máu, thanh nhiệt, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, rối loạn lipid máu, béo phì, cao huyết áp và suy nhược cơ thể, axit linoleic có trong nấm rơm còn ngăn ngừa ung thư hạn chế tình trạng tăng hormone estrogen,…

Dù mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe loại nấm này cũng có thể trở thành mối đe dọa cho sức khỏe nếu không được chế biến, bảo quản đúng cách. Bởi khi bị hỏng, bảo quản sai môi trường, chưa chín kỹ, có thể giảm giá trị dinh dưỡng, sản sinh độc tố nguy hiểm gây ngộ độc thực phẩm. Dưới đây là một số sai lầm nghiêm trọng khá nhiều người mắc phải khi bảo quản, sơ chế nấm rơm gây giảm dinh dưỡng, tăng nguy cơ ngộ độc.

Ăn nấm rơm nấu chín để qua đêm

Nhiều người có thói quen tiết kiệm nên khi ăn không hết thường cất trữ lại để dành cho hôm sau sử dụng tiếp. Tuy nhiên, nấm rơm chứa nhiều protein, hàm lượng đạm cao nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây hại cho sức khỏe. Trong quá trình này bảo quản nấm rơm có thể sinh ra nitrit từ đó gây hại cho gan, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Ngoài ra, môi trường sinh trưởng của chúng chủ yếu dưới thân rơm mục, khu vực ẩm thấp giàu dinh dưỡng nên rất dễ bị nhiễm các vi khuẩn, nấm mốc có hại. Nếu không sơ chế đúng cách các loại nấm mốc, vi khuẩn có thể phát triển gây tình trạng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí ngộ độc thực phẩm.

Ngay cả khi chúng ta hâm nóng lại nấm rơm để tiếp tục sử dụng thì các độc tố trong nấm hỏng vẫn không thể bị loại bỏ hoàn toàn, khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ gây viêm ruột, kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến hoạt động của gan, thận. Do đó, tuyệt đối không ăn nấm rơm đã để lâu, đặc biệt khi có mùi lạ hoặc bị nhớt, có dấu hiệu bị hư hỏng.

Ngâm nấm rơm quá lâu

Trong quá trình sơ chế nấm nhiều người có thói quen ngâm trong nước lâu để loại bỏ bụi bẩn, đất cát, mùn bám trên chân nấm, nhưng điều này khiến các vitamin nhóm B và khoáng chất tan trong nước bị thất thoát, giảm giá trị dinh dưỡng.

Đặc biệt cũng giống như nhiều loại nấm khác, chúng cũng dễ hấp thụ nước khiến cho kết cấu của chúng trở nên nhão, mất đi độ giòn tự nhiên, dễ bị nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài như vi khuẩn gây bệnh viêm ruột. Do vậy cách tốt nhất khi rửa nấm hãy rửa nấm nhẹ nhàng dưới vòi nước chảy, dùng khăn ẩm lau sạch, không nên ngâm quá lâu.

Ăn quá nhiều nấm rơm một lúc

Nếu ăn quá nhiều nấm rơm cùng một lúc có thể gây ảnh hưởng cho thận, đặc biệt không tốt cho người bị suy thận do chúng có chứa hàm lượng kali cao.

Ngoài ra, lượng chất xơ lớn nếu ăn lượng nấm rơm nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, làm tăng nguy cơ co thắt dạ dày hoặc tiêu chảy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo tốt nhất chỉ nên ăn khoảng 100-150g nấm rơm mỗi lần, kết hợp với các thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng.

Ăn nấm rơm chưa nấu chín kỹ

Các độc tố tự nhiên có trong nấm rơm như hemolysin, protease hay một số loại vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng sức khỏe nếu như không được nấu chín kỹ. Khi ăn phải nấm rơm chưa chín kỹ có thể gây tình trạng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn thậm chí gây ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến gan và thận.

Đặc biệt, với người có hệ tiêu hóa yếu, ăn nấm chưa chín dễ gây đầy bụng, khó tiêu, tăng nguy cơ viêm đường ruột. Để đảm bảo an toàn, trong quá trình chế biến nên nấu nấm rơm ở nhiệt độ cao trong ít nhất 5 – 10 phút, tránh ăn tái hoặc chỉ xào sơ để bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ

Đề phòng 4 loại nấm độc thường gặp ở Việt Nam

Những tác hại của nấm hương bạn đã biết

Những món ăn để qua đêm dễ gây ngộ độc, ung thư không nên ăn

Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Top 4 loại thực phẩm cần tránh xa trong ngày Tết

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook