Thứ Ba, 06/09/2016 | 15:07

Thoát vị đùi là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua lỗ cơ lược ở bên dưới dây chằng bẹn, đây là chỗ yếu của đáy tam giác Scarpa xuống mặt trước xương đùi.

Đại cương

Thoát vị đùi là tình trạng các tạng trong ổ bụng chui qua lỗ cơ lược ở bên dưới dây chằng bẹn, đây là chỗ yếu của đáy tam giác Scarpa xuống mặt trước xương đùi. Thoát vị rất hiếm gặp (khoảng 6% trong các loại TV), thường gặp ở nữ. Rất hiếm gặp ở trẻ em.

Giải phẫu bệnh

1. Túi thoát vị

Túi này được  tạo nên bởi  lá phúc mạc thành và cũng bao gồm: cổ túi, thân và đáy túi.

2. Tạng thoát vị

Thường là ruột non, mạc nối lớn, rất hiếm gặp manh tràng và các  tạng khác.

3. Vị trí thoát vị

3.1 Thường gặp nhất là thoát vị ở khoang trong của vòng đùi

Khoang này giới hạn bởi:

– Phía sau là mào lược và dây chằng Cooper.

Phía trước là cung đùi.

– Phía ngoài là tĩnh mạch đùi.

– Phía trong là dây chằng Gimbernat.

Khi lỗ thoát vị đùi ở vị trí này  phải chú ý: phía ngoài cổ túi có tĩnh mạch đùi và phía  trên cổ túi có động  mạch thượng vị và  nhánh nối động mạch thượng vị với mạch bịt.

3.2. Các vị trí khác rất hiếm  gặp

4. Phân loại thoát vị

Tuỳ theo mức độ thoát vị người ta chia làm hai loại:

– Thoát vị không hoàn toàn: tạng chui ra trước đùi nhưng đang nằm dưới cân sàng.

– Thoát vị hoàn toàn: tạng đã chui qua lỗ bầu dục và nằm trước cân sàng.

3.  Nguyên nhân bệnh sinh

Thoát vị đùi chủ yếu gặp ở nữ, nhất là người chửa đẻ nhiều lần. Nhiều người cho rằng cơ thành bụng bị yếu do mang thai nhiều lần, mặt khác khi đẻ khung chậu co giãn chút ít. Đó là 2 yếu tố chính làm cho các cân, dây chằng vùng đáy tam giác Scarpa bịyếu dễ gây thoát vị. Vậy thoát vị đùilà do mắc phải không có thoát vị bẩm sinh.

Triệu chứng lâm sàng

1. Cơ năng

– Thấy khối phồng ở gốc đùi, khối này lúc có lúc không và thường xuất hiện khi đi lại.

– Có khi  thấy phù một chân về chiều.

– Các biểu hiện khác như tức  nhẹ, khó chịu vùng bẹn, đùi ít được chú ý hơn.

2. Triệu chứng thực thể

Nhìn thấy khối phồng nhỏ ở góc trên trong của tam giác Scarpa với đặc điểm:

– Tròn hoặc bầu dục không to lắm và ở dưới nếp lằn bẹn.

– Khối u mềm, không đau.

– Có thể nắn nhỏ lại được hoặc làm khối mất đi, nhưng không dễ dàng  như TV bẹn.

– Gõ vang hoặc nghe tiếng óch  ách nếu là ruột chui xuống.

– Bắt mạch: động mạch bẹn ở phía ngoài khối phồng.

Chẩn đoán phân biệt

1. Thoát vị bẹn

– Thoát vị đùi chủ yếu ở phụ nữ.

– Khối phồng của thoát vị đùi ở dưới nếp lằn bẹn (dưới cung đùi). Khối phồng của thoát vị bẹn ở trên nếp lằn bẹn.

2. Viêm hạch bẹn

– Sốt, sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ.

– Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng.

3. Áp xe lạnh

– Khối phồng là chất dịch tụ lại.

– Khối phồng ở phía ngoài động mạch đùi vì dịch lao từ cột sống theo cơ thắt lưng  chậu xuống đùi.

4. Khối phồng tĩnh mạch

Khối phồng cũng to lên khi rặn, khi ho hoặc khi  đi lại, ấn cũng mất đi xong có đặc điểm:

Kèm theo giãn tĩnh chi dưới.

– Khối phồng mềm ấn nhỏ lại nhưng khi  bỏ tay khối phồng lại xuất hiện nhanh.

– Dùng một ngón tay đè phía dưới chỗ phồng thì khối phồng nhỏ lại nhưng nếu đè ngón tay ở phía trên thì khối phồng lại to dần ra.

Nguyên tắc điều trị

Mổ là phương pháp điều trị triệt để.

– Đường mổ có thể tam giác Scarpa dọc theo mặt trước khối phồng và lên trên cung đùi.

– Có thể mổ theo đường thoát vị bẹn từ phía trong cung đùi. Tìm túi thoát vị, khâu cổ túi và cắt túi thoát vị rồi tái tạo thành bụng.

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook