Thứ Hai, 18/09/2017 | 13:32

Bạn có tin được điều này không? Vậy làm sao để giết gián nhỉ? Hoang mang quá!

Gián là côn trùng thuộc bộ Blattodea và mang mầm bệnh cho con người. Trong số 4.600 loài gián, có ít nhất 30 loài sống trong môi trường gần con người. Gián nổi tiếng là kẻ “sống dai” trong cả những môi trường khắc nghiệt nhất.

Theo các nhà khoa học, gián có thể tồn tại được thêm 30 ngày trong trạng thái mất đầu, nhịn uống nước tròn 2 tuần mà không chết héo, nhịn ăn 1 tháng mà không chết đói, vẫn không hề tỏ ra “xi-nhê” dù bị quay trong lò vi sóng. Bất bại là thế, vậy gián có thể sống sót qua thảm họa hạt nhân không?

Thật khủng khiếp, đến bom nguyên tử cũng không thể giết nổi con gián? Chúng chính là bất bại rồi!
Loài côn trùng này hóa ra đáng sợ hơn bạn nghĩ…

Nhiều người tỏ ra thất kinh khi tìm thấy gián trong đống đổ nát sau vụ đánh bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật. Nhiều giả thuyết cho rằng, gián thực sự có thể sống sót qua thảm họa hạt nhân. Tuy nhiên, sự thật là không chỉ gián, mà cả rắn lẫn con người đều có thể chịu được ảnh hưởng của bom hạt nhân, ít nhất là lúc đầu.

Để minh chứng cho khả năng chịu đựng bom hạt nhân của gián Đức, các nhà nghiên cứu đã cho chúng phơi nhiễm với ba liều bức xạ tăng dần trong vòng một tháng. Mức bức xạ trung bình được ghi nhận là 10.000 rad, tương đương với các tia gamma phát ra từ quả bom đánh xuống Hiroshima.

Thật khủng khiếp, đến bom nguyên tử cũng không thể giết nổi con gián? Chúng chính là bất bại rồi!

Sau 30 ngày, một nửa trong số những con gián tiếp xúc với mức 1.000 rad vẫn sống sót, 10% trong số phơi nhiễm ở mức 10.000 rad “còn nhìn thấy ánh mặt trời”, nhưng không con nào chịu được mức cao nhất (100.000 rad) để có thể tiếp tục gây hại cho con người. Điều này cho thấy, gián có thể sống sót sau những bức xạ từ vụ nổ bom nguyên tử, nhưng chắc chắn không thể tồn tại nếu bức xạ kéo dài quá lâu hoặc quá mạnh.

Thật khủng khiếp, đến bom nguyên tử cũng không thể giết nổi con gián? Chúng chính là bất bại rồi!

Lý giải phù hợp nhất cho sức sống mãnh liệt của loài gián chính là nhờ cấu trúc cơ thể đặc biệt. Gián có thể chịu được tới 900 lần trọng lượng cơ thể do sở hữu bộ xương ngoài có khả năng chịu lực tốt với tổ hợp các tấm chồng lên nhau thông qua một màng co giãn. Dù bị ép xuống, gián vẫn có thể tự dàn lực đều sang các chân để giảm bớt tác động. Tuy nhiên, con số 900 lần này chỉ tương đương với… 900g.

Bức xạ có thể xâm nhập vào các cơ quan tế bào gián và làm chậm chu kì của tế bào. Các tế bào được cho là nhạy cảm nhất với bức xạ khi chúng đang phân tách. Con người dễ bị tổn thương vì sự phân tách tế bào liên tục diễn ra trên toàn bộ cơ thể. Trong khi đó, gián chỉ lột xác nhiều nhất là 1 lần/ tuần, khiến khả năng bức xạ tấn công các tế bào thấp hơn rất nhiều.

Thật khủng khiếp, đến bom nguyên tử cũng không thể giết nổi con gián? Chúng chính là bất bại rồi!

Dựa vào tỷ lệ tử vong theo phía quân đội Mỹ, bất kì ai đứng trong phạm vi 2km từ tâm nổ bom nguyên tử ở Hiroshima vào năm 1945 đều bị nhiễm phóng xạ ở mức tử vong hoặc gặp phải tổn thương về sau, tùy thuộc vào thời gian phơi nhiễm. Bên cạnh đó, các vũ khí hạt nhân hiện đại ngày càng nguy hiểm và có mức bức xạ cao hơn quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima nhiều lần. Bởi vậy, đúng là gián có thể sống xót qua bức xạ, nhưng sau đó, phần lớn chúng đều sẽ chết.

Dù không thể phủ nhận sức sống của gián rất bền bỉ nhưng bạn cũng đừng quá lo sợ về cách tiêu diệt loài côn trùng này. Hãy sử dụng bình xịt côn trùng để đối phó với giống loài này, và nhớ, chớ nên giẫm đạp lên chúng kẻo bạn sẽ tha lôi vi khuẩn đi khắp nhà mình.

Video: Những nhà vô địch trong thế giới động vật

Theo Thethaovanhoa.vn

 

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook