Thứ Hai, 26/06/2017 | 00:30

Một thanh niên 18 tuổi đã bị bỏng lạnh vì ngủ say ngoài trời sau khi say rượu.

Chàng thanh niên 18 tuổi, được giấu tên người Greenland, trở về nhà từ quán rượu địa phương. Vì say rượu, anh không vào nhà mà ngủ ngay bên ngoài hiên, trong cái lạnh -30 độ C của vùng cực Bắc, khiến đôi tay bị tê cóng chỉ sau 30 phút. Anh được người nhà đưa đến bệnh viện trong tình trạng một số đốt ngón tay có dấu hiệu hoại tử vì quá lạnh.

Các bác sĩ cố gắng dùng nước để làm ấm đôi tay của bệnh nhân, kê thuốc để chống đau và sưng tấy. Sau hai tuần điều trị tại bệnh viện địa phương, thanh niên này đã được đưa tới Bệnh viện Iluilissat ở Greenland.

Tiến sĩ Penninga cho biết kết quả khám lâm sàng cho thấy bàn tay phải của bệnh nhân có những ngón tay sưng và mất cảm giác ở tất cả ngón tay. Ngón tay cũng có mủ và xuất hiện dấu hiệu hoại tử.

Mặc dù các triệu chứng có thể dẫn đến việc phải cắt cụt ngón tay, nhưng bác sĩ đã tránh được điều này bằng cách theo đuổi một phương pháp điều trị thay thế. Họ cẩn thận quấn ngón tay của bệnh nhân vào băng được vệ sinh, thay băng mỗi ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng và để cho vết thương của mình khô.

Khi những vết thương bắt đầu khô và lành lại, bệnh nhân không cần băng bó và được chuyển sang trị liệu bằng liệu pháp vật lý để giúp lấy lại cảm giác ở tay. Một năm sau, bệnh nhân đã có thể cử động tay như bình thường.

Thanh niên suýt phải cưa tay vì ngủ ngoài hiên nhà khi say rượu

Sau một thời gian điều trị, đôi tay của bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn. Ảnh: Dr Penninga/BMJ Case Reports.

Trường hợp này được Tiến sĩ Luit Penninga đăng trên Tạp chí Y học Anh, gọi sự hồi phục của anh như là một “kỳ tích” trong y học và kêu gọi các bác sĩ khác suy nghĩ hai lần trước khi cắt cụt ngón chân hay tay bị hoại tử vì bỏng lạnh.” Trường hợp này cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể cứu vãn tình thế nếu điều trị tích cực và đúng hướng”.

Bỏng lạnh (Frostbite) là thuật ngữ y học xảy ra khi mô cơ thể (thường là da) bị đóng băng, tê cứng vì nhiệt độ lạnh. Khi điều này xảy ra, các mạch máu co lại, làm giảm lưu lượng máu và oxy đến vùng bị cơ thể ảnh hưởng, khiến khu vực này mất cảm giác và thay đổi màu da.

Bỏng lạnh thường gặp ở các bộ phận mà lưu lượng máu khó đến, bao gồm bàn chân, ngón chân, bàn tay, ngón tay, mũi và tai.

Nếu có sự chăm sóc y tế ngay lập tức, mọi người đều phục hồi sau khi bị tê cóng. Ngược lại, mô có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Khi đó, cắt cụt phần cơ thể đó có thể là lựa chọn duy nhất.

Minh Hải
Nguồn: Zing

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook