Các thành phố thực hiện các biện pháp nhanh chóng bao gồm: giảm phát thải khói công nghiệp, tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời và gió, ưu tiên mạng lưới giao thông, đi bộ và đi xe đạp trong các thành phố. Nhiều thành phố cũng cam kết giảm lưu lượng xe hơi và xe chạy dầu diesel nói riêng.
Dựa trên cơ sở dữ liệu thứ ba về ô nhiễm không khí ngoài trời của UN cho thấy, các thành phố sạch nhất trên thế giới thường nhỏ, giàu có và nằm cách xa các trung tâm công nghiệp. Muonio ở Phần Lan, một thị trấn nằm trên vòng Bắc Cực, có không khí đô thị tinh khiết nhất thế giới, ghi được chỉ 2 microgam trên một mét khối ô nhiễm PM2,5 và 4 microgam trên mét khối PM10. Norman Wells ở Canada, Campisábalos ở Tây Ban Nha và Converse County, Wyoming ở Mỹ được theo dõi chặt chẽ. Theo dữ liệu của LHQ,52 thị trấn và thành phố của Vương quốc Anh,cảngTalbot ở miền nam xứ Wales, một trung tâm của ngành thép Vương quốc Anh bị ô nhiễm nhất, đứng đầu là London, Glasgow, Southampton và Leeds. Thành phố sạch nhất của Vương quốc Anh trong danh sách của WHO là Inverness, tiếp theo là Bournemouth, Newcastle và Sunderland.
Cũng theo dữ liệu, thành phố ô nhiễm nhất ở Úc là Geraldton, một cảng biển lớn ở bờ biển phía tây, phía bắc của Perth. Thành phố ô nhiễm nhất ở Hoa Kỳ là thành phố nội địa Visalia-Porterville ở California.
Theo WHO, “hơn 80% dân số sống ở khu vực thành thị nơi được theo dõi ô nhiễm không khí bị phơi nhiễm vượt quá giới hạn mức chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới. Trong khi tất cả các khu vực trên thế giới bị ảnh hưởng, dân số ở các thành phố thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều nhất; 98% các thành phố ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình có hơn 100.000 người dân không đáp ứng theo hướng dẫn về chất lượng không khí của WHO. Tuy nhiên, ở các nước thu nhập cao, tỷ lệ đó giảm xuống 56%”.
“Một điều rất quan trọng đối với chính quyền thành phố và quốc gia là làm cho chất lượng không khí đô thị trở thành ưu tiên hàng đầu về sức khỏe và phát triển” – Tiến sĩ Carlos Dora, điều phối viên của chương trình Can thiệp vì Môi trường lành mạnh của WHO cho biết. Khi chất lượng không khí được cải thiện, chi phí y tế từ các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí được thu hẹp, năng suất của công nhân sẽ tăng và tuổi thọ cũng tăng lên. Giảm ô nhiễm không khí cũng mang lại phần thưởng khí hậu được bổ sung, có thể trở thành một phần của các quốc gia cam kết về hiệp ước khí hậu.
Bảo vệ da khỏi ô nhiễm không khí
Yhocvn.net/Thep Tạp chí Thử nghiệm Ngày nay
Chưa có bình luận.