Ai cũng nói giảm cân là chí hướng cả một người phụ nữ, nhưng trên thực tế duy trì trọng lượng cơ thể bình thường, ngoài việc giúp cho thân hình đẹp hơn, mà điều quan trọng hơn nữa vẫn là vì sức khỏe tinh thần.
Người bị mắc phải bệnh thừa cân sức khỏe sẽ kém hơn so với người bình thường. Ngoài ra, họ còn rất dễ mắc các tật bệnh như cao huyết áp, lượng đường trong máu cao, cholesterol cao. Điều này dễ dẫn đến mắc bệnh tim mạch, bệnh béo phì và làm tổn hại các khớp xương.
Mặt khác, rất nhiều người mắc bệnh béo phì khi mang thai, họ nghĩ rằng tăng cân khi mang thai là chuyện bình thường, tuy nhiên nếu quá béo hoặc tăng cân quá nhiều, người phụ nữ mang thai còn mắc phải bệnh tim mạch, hơn nữa còn khiến em bé bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp.
Thực tế thì, trong thời kỳ mang thai, trái tim của người phụ nữ phải gánh sức nặng lớn hơn so với bình thường. Nếu họ mắc phải bệnh béo phì thì sẽ gây nguy hiểm cho tim. Những người này chỉ cần bạn đi bộ vài bước, miệng đã thở dốc, mức độ đau lưng nhiều hơn so với người mang thai bình thường. Thêm nữa, trọng lượng dồn xuống chân nhiều hơn khiến cho người mang thai dễ bị chuột rút và thậm chí gây nên rạn da nghiêm trọng.
Béo phì khi mang thai không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ mà còn tác động không tốt đến sức khỏe của thai nhi. Khi mẹ quá béo ống sinh nở hẹp đi sẽ làm gia tăng tỷ lệ khó sinh. Trước đây, tại Chiết Giang (Trung Quốc) có một bà mẹ mắc bệnh béo phì khi mang thai, hậu quả là đứa trẻ mới sinh ra đã mắc bệnh tiểu đường.
Gần đây, một người phụ nữ mang thai nặng 130 kg được đưa tới khoa sản bệnh Y khoa Chiết Giang cấp cứu vì quá chóng mặt và huyết áp đột ngột tăng cao tới 200/110 mmHg. Sau khi kiểm tra bác sĩ đã chẩn đoán cô bị mắc chứng tiền sản giật ở phụ nữ mang thai và thai bị tiểu đường, thai ngược dẫn đến sinh tự nhiên rất khó khăn, tình trạng rất nguy hiểm. Người phụ nữ này có lớp mỡ bụng dày chừng 10 cm, gấp 3 đến 5 lần bình thường, cho nên quá trình gây tê không thuận lợi. Bác sĩ phải dùng kim tiêm dài 7 cm mới có thể thực hiện được việc gây tê.
Bởi vì lớp mỡ quá dày nên phải dùng đến 3 bác sĩ phẫu thuật mổ sinh, một bác sĩ phẫu thuật chính, hai bác sĩ còn lại sử dụng cán để chặn không cho mỡ chảy xuống cản tầm nhìn vết cắt. Sau một giờ giải phẫu, bác sĩ mới đưa được em bé ra khỏi bụng mẹ và mất thêm một khoảng thời gian dài để khâu lại vết mổ.
Mặc dù quá trình sinh nở đã xong nhưng bác sĩ phát hiện đứa trẻ 36 tuần tuổi, sinh non có cân nặng gần 4kg, trong khi những đứa trẻ sinh non bình thường khác chỉ nặng khoảng hơn 1kg. Điều này cho thấy em bé đã bị mắc chứng béo phì và bệnh tiểu đường. Chỉ số mắc các chứng bệnh khác như tim mạch, huyết áp ở em sẽ cao hơn mức bình thường. Vậy là em bé phải ăn kiêng suốt đời.
Tăng cân khi mang thai là việc bình thường, tuy nhiên không khống chế thể trọng thì nó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và con. Các bà mẹ mang thai phải đặc biệt chú ý đến điều này!
Video: Mẹ hút thuốc khi mang thai, ảnh siêu âm em bé trong bụng mẹ đang chịu đau đớn
San San
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.