Mỗi viên nén bao phim chứa:
Tenofovir Disoproxil Fumarat……………………300 mg
Tá dược: Cellulose vi tinh thể, dibasic calci Phosphat, lactose, povidon K30, talc tinh khiết…
CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ:
* Kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác để điều trị nhiễm HIV-1 ở bệnh nhân người lớn từ 18 tuổi trở lên.
– Điều trị viêm gan B ở người lớn mà chức năng gan được bù trừ, với bằng chứng hoạt động nhân bản của virus, nồng độ alanlne aminotras-ferase (ALT) tăng cao liên tục và bằng chứng mô học của viêm đang hoạt động và/hoặc xơ hóa.
LIỀU DÙNG VÀ CÁCH DÙNG:
Nếu bệnh nhân không nuốt được thuốc, TENIFO có thể được sử dụng dưới dạng hòa tan viên nén trong ít nhất 100 ml nước, nước cam ép hoặc nho ép.
Người lớn: Liều đề nghị là uống 300 mg (1 viên) 1 lần/ngày cùng với bữa ăn.
Trẻ em: Không sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi
Người già: Không có các dữ liệu về liều dùng cho bệnh nhân người già trên 65 tuổi.
Bệnh nhân suy thận: Tenofovir được bài tiết qua thận và tích lũy tenofovir tăng khi bệnh nhân suy thận. Cần điều chỉnh khoảng cách liều dùng cho những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 50 ml/phút.
Bệnh nhân suy gan: Không yêu cầu điều chỉnh liều dùng
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân mẫn cảm với hoạt chất hoặc bất cứ thành phẩn nào của thuốc
NHỮNG LƯU Ý ĐẶC BIỆT VÀ CẢNH BÁO KHI SỬ DỤNGTHUỐC
Không được sử dụng cùng với bất cứ thuốc nào khác có chứa tenoíovir disoproxil Fumarat (TDF)
TDF chưa được nghiên cứu trên bệnh nhân dưới 18 tuổi Có thể sử dụng 1 viên TENIFO với các khoảng cách liều dùng hợp lý để điều trị HIV cho bệnh nhân suy thận. Cần theo dõi chức năng thận (độ thanh thải creatinin và phosphat huyết thanh) trước khi uống TENIFO, mỗi 4 tuần trong 1 năm đầu điều trị, và sau mỗi 3 tháng sau đó. Nên theo dõi chặt chẽ hơn những bệnh nhân có nguy cơ hay tiền sử suy thận và bệnh nhân suy thận.
Nếu nồng độ phosphat huyết thanh < 1.5 mg/dL (0.48 mmol/l) hoặc độ thanh thải creatinin < 50 ml/phút, nên kiểm tra chức năng thận lại trong vòng 1 tuần (đo nồng độ glucose, kali trong máu và nồng độ glucose trong nước tiểu) và khoảng cách liều dùng TENIFO phải được điểu chỉnh. Cần nhắc việc ngừng điều trị khi độ thanh thải creatinin thấp hơn 50 ml/phút hoặc nồng độ phosphat huyết thanh < 1.0 mg/dL (0.32 mmol/l).
Nên tránh kết hợp với các thuốc cũng gây độc cho thận (aminoglycosid, amphotericin B, foscanet, ganciclovir, pentamidin, vancomycin, cidofovir hoặc interleukin-2. Nếu việc kết hợp TDF và các thuốc cũng gây độc cho thận không thể tránh khỏi, chức năng thận nên được theo dõi hàng tuần.
Trừ khi thật sự cần thiết, việc kết hợp thuốc TDF và thuốc được bài tiết qua thận bởi cùng 1 yếu tố vận chuyển (hOTAI- yếu tố vận chuyển anion hữu cơ 1 (adefovir dipivoxil, cidofovir) không được khuyến cáo, nhưng nếu không tránh khỏi thì cần theo dõi chức năng thận hàng tuần. Giảm mật độ khoáng ở xương hông tăng đáng kể trong 96 tuần. Giảm mật độ khoáng ở xương cột sống và thay đổi cấu trúc sinh học của xương tăng đáng kể trong nhóm bệnh nhân sử dụng TDF trong nghiên cứu 144 tuần. Tuy nhiên, không tăng rủi ro gãy xương hoặc có bằng chứng bất thường tương ứng trên lâm sàng sau 144 tuần. TDF nên được tránh sử dụng trong những bệnh nhân đã từng điểu trị kháng retrovirus với chủng tiểm ẩn đột biến K65R.
Cần thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân trên 65 tuổi
Bệnh gan: TDF không bị chuyển hóa bởi các enzym gan. Không có sự thay đổi dược động học đáng kể được ghi nhận ở các bệnh nhân này.
Độ an toàn và hiệu quả của TDF giới hạn trên bệnh nhân rối loạn chức năng gan. Bệnh nhân viêm gan B hay c mãn tính được điều trị liệu pháp kết hợp các thuốc kháng retrovirus tăng nguy cơ rủi ro viêm gan và tử vong do gan. Cần tham khảo kỹ càng thông tin về từng thuốc khi kết hợp các thuốc kháng virus để điều trị viêm gan B hay C. Bệnh nhân rối loạn chức năng gan trước đó bao gổm cả viêm gan mãn tính tiến triển bị tăng nguy cơ bất thường chức năng gan trong quá trình điều trị kết hợp với các thuốc kháng retrovirus và nên được theo dõi theo qui trình chuẩn. Cần cân nhắc ngừng điều trị nếu có bằng chứng cho thấy trầm trọng thêm bệnh gan ở những bệnh nhân này.
Nhiễm acid lactic: Nhiễm acid lactic thường kết hợp với bệnh gan nhiễm mỡ, đã được báo cáo khi sử dụng các thuốc tương tự nucleosid gồm các triệu chứng sớm (tăng lactat huyết triệu chứng) buồn nôn, nôn và đau bụng, khó chịu không đặc hiệu, mất cảm giác ngon miệng, giảm cân, thở nhanh và/hoặc thở sâu, hoặc các triệu chứng thần kinh (bao gổm khả năng kém điều khiển máy móc). Nhiễm acid lactic có thể gây tử vong cao và có thể liên quan đến viêm tụy, suy gan hoặc suy thận. Nhiễm acid lactic thường xảy ra sau vài tháng điều trị.
Điều trị với các thuốc tương tự nucleosid nên ngừng khi có các triệu chứng tăng lactat máu và nhiễm lactic chuyển hóa, tiến triển to gan, hoặc tăng nhanh nồng độ các aminotransferase.
Cần thận trọng khi điều trị các thuốc tương tự nucleosid cho bất cứ bệnh nhân nào (đặc biệt phụ nữ béo phì) với chứng gan to, viêm gan hoặc các yếu tố rủi ro khác đã biết về bệnh gan và chứng gan nhiễm mỡ (bao gồm một số loại thuốc và rượu). Bệnh nhân nhiễm đồng viêm gan C được điều trị với alpha interferon và ribavin có thể gặp các nguy cơ rủi ro đặc biệt.
Nguy cơ loạn dưỡng lipid cao liên quan đến tuổi già, điều trị kéo dài kháng retrovirus, rối loạn chuyển hóa. Cân nhắc đến việc kiểm tra nhanh nồng độ lipid trong huyết thanh và glucose trong máu. Rối loạn lipid nên được xử trí thích hợp tùy lâm sàng. Nguy cơ rối loạn lipid với TDF thấp hơn với stavudin khi kết hợp điều trị với lamivudin và efavirenz.
Đã có các báo cáo vể rối loạn ty lạp thể ở đứa trẻ không bị nhiễm HIV trong tử cung và/hoặc trẻ sơ sinh do các thuốc tương tự nucleosid, chủ yếu là rối loạn máu (thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính), rối loạn chuyển hóa (tăng lactat huyết, tăng lipase huyết). Các hiện tượng này thường thoáng qua. Một số rối loạn thần kinh muộn đã được báo cáo (tăng trương lực, co giật, hành vi bất thường).
Hiện chưa biết các rối loạn này sẽ thoáng qua hay kéo dài. Nên được theo dõi cả lâm sàng và xét nghiệm thai nhi trong tử cung người mẹ sử dụng các thuốc tương tự nucleosid, cả thai nhi không bi nhiễm HIV, và cũng nên kiểm tra khả năng rối loạn nhiễm sắc thể khi có các triệu chứng và dấu hiệu có liên quan. Các kết quả này hiện tại không ảnh hưởng đến các khuyến cáo khi sử dụng liệu pháp kháng retrovius cho phụ nữ có thai để ngăn lây truyền từ mẹ sang con.
Hội chứng phản ứng miễn dịch: Với bệnh nhân nhiễm HIV suy giảm miễn dịch tại thời điểm thiết lập liệu pháp kết hợp kháng retrovirus (CART), phản ứng viêm không có triệu chứng hoặc các mầm bệnh cơ hội có thể phát sinh và gây ra các tình trạng nghiêm trọng trên lâm sàng hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Các phản ứng như vậy thường xảy ra trong vòng một vài tuần hay vài tháng đầu thiết lập CART. Bệnh nhân được khuyên nên kiểm tra y tế nếu có các dấu hiệu đau nhức khớp, cứng khớp hoặc khó di chuyển.
Kết hợp điều trị TDF và didanosin gây tăng 40-60% tích lũy didanosin trong cơ thể làm tăng nguy cơ các tác dụng có hại liên quan đến didanosin. Hiếm khi xảy ra viêm tụy và nhiễm acid lactic, đôi khi gây tử vong được báo cáo. Giảm liều didanosin (xuống còn 250 mg) đã được thử nghiệm để tránh tích lũy quá mức didanosin trong trường hợp kết hợp với TDF, tuy nhiên điều này liên quan đến các báo cáo trong vài thử nghiệm liệu pháp kết hợp cho thấy tỉ lệ thất bại trong điều trị virus và khả năng đề kháng ở pha đầu cao hơn. Do vậy không được đề nghị kết hợp điều TDF và didanosin, đặc biệt cho bệnh nhân có số lượng virus cao và số lượng tế bào CD4 thấp. Nếu liệu pháp kết hợp thật sự cần thiết, nên theo dõi thận trọng do các phản ứng có hại của didanosin.
Liệu pháp kết hợp 3 thuốc nucleosid: Có những báo cáo về tỷ lệ cao điều trị virus thất bại và đề kháng nhanh khi TDF được kết hợp với lamivudin và abacavir cũng như kết hợp với lamivudin và didanosin với liều 1 lẩn/ngày.
Bệnh nhân nên được khuyên rằng các liệu pháp kháng retrovirus, bao gồm cả TDF, không được chứng minh ngăn ngừa khả năng lây truyền HIV cho người khác qua đường sinh dục trực tiếp hoặc nhiễm qua đường máu. Vẫn cần các biện pháp bảo vệ cần thiết trong quá trình sử dụng thuốc. Bệnh nhân nhi bị chứng không dung nạp galac-tose di truyền do thiếu men Lapp lactase, hoặc bất thường hấp thu galactose-glucose không nên uống thuốc TENIFO (Do có chứa Lactose monohydrate).
TƯƠNG TÁC VỚI CÁC THUỐC KHÁC, CÁC DẠNG TƯƠNG TÁC KHÁC
Kết hợp điều trị TDF với các thuốc khác bài tiết qua thận, lọc cầu thận và bài tiết tích cực qua các yếu tố vận chuyển anion hữu cơ (hOATI ) (như cidofovir) có thể gây tăng nồng độ Tenofovir hoặc của thuốc được điều trị kết hợp.
Kết hợp với các thuốc kháng retrovirus khác:
Emtricitabin, lamivudin, indinavir, efavirenz, nelfi-navir và saquinavir (dẫn chất của ritonavir) kết hợp điều trị với TDF không gây tương tác có giá trị trên lâm sàng.
Khi TDF được sử dụng kết hợp với lopinavir/ritona-vir, không có sự thay đổi vể dược động học của lopinavir và ritonavir được ghi nhận. AUC của teno-fovir tăng xấp xỉ 30% khi TDF được sử dụng kết hợp với lopinavir/ritonavir. Nồng độ Tenofovir cao hơn có liên quan đến tác dụng có hại củaTenoíovir, bao gồm cả rối loạn thận.
Khi viên nang bao tan trong ruột didanosin được uống trước 2 giờ hoặc đồng thời cùng TDF, AUC của didanosin tăng trung bình lần lượt là 48% và 60%. AUC trung bình của didanosin tăng 44% khi dùng trước tenofovir 1 giờ. Trong cả 2 trường hợp các thông số dược động học của tenofovir sử dụng đều có một sự thay đổi. Do vậy không nên kết hợp tenofovir disoproxil fumarat và didanosin.
Khi TDF được sử dụng cùng atazanavir, giảm nổng độ atazanavir được ghi nhận (giảm lần lượt 25% và 40% AUC và Cmin với hàm lượng atazanavir là 400 mg). Khi ritonavir kết hợp với atazanavir, không có ảnh hưởng của tenofovir lên atazanavir, Cmin giảm nhẹ, trong khi AUC giảm tương tự như trường hợp trên (giảm lần lượt 25% và 26% AUC và Cmin với liều 300/100 mg). Kết hợp atazanavir/ritonavir với TDF gây tăng tích lũy tenofovir. Nồng độ tenofovir cao hơn có liên quan đến tác dụng có hại của teno-fovir, bao gổm cả rối loạn thận. Kết hợp điều trị atazanavir/ritonavir với TDF đã được chứng minh qua 1 nghiên cứu lâm sàng.
Các tương tác khác:
Kết hợp TDF, methadon, ribavirin, rifampicin, ade-fovir dipivoxil hoặc các hormon tránh thai chứa norgestimate/ ethinyl estradiol không gây tương tác dược động học.
TDF được uống cùng thức ăn, do thức ăn tăng sinh khả dụng của tenofovir.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Phụ nữ có thai: Không có các thông tin lâm sàng về việc sử dụng TDF trên người mang thai. Chỉ nên sử dụng trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích mang lại cao hơn nguy cơ rủi ro cho thai nhi.
Phụ nữ có khả năng mang thai khi sử dụng thuốc này phải sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả.
Phụ nữ cho con bú: Không nên cho con bú. Phụ nữ bị nhiễm HIV không nên cho con bú để tránh lây truyền HIV cho đứa trẻ.
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:
Không có các nghiên cứu. Có thể xảy ra hoa mắt trong quá trình sử dụng tenofovir.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN CỦA THUỐC:
Giảm phosphat huyết rất thường xuyên, hoa mắt, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy hơi, bệnh cơ, nhuyễn xương; suy thận, suy thận cấp, bệnh ống thận gần (bao gổm cả hội chứng Fanconi), tăng Creatinine; viêm thận (bao gổm viêm thận kẽ cấp), đái tháo nhạt do thận…
Hiếm khi: nhiễm acid lactic, tăng các transaminase, ban đỏ, viêm tụy…
Rất hiếm: suy nhược, hoại tử ống thận cấp, viêm gan, khó thở…
Thông báo cho bác sỹ các tác dụng không mong muốn gặp phái khi dùng thuốc.
SỬ DỤNG QUÁ LIỀU:
Bệnh nhân phải được theo dõi chặt chẽ và các biện pháp hỗ trợ cần thiết. Tenofovir có thể loại bỏ qua thẩm tách máu, độ thanh thải trung bình của teno-fovir qua thẩm tách máu khoảng 134 ml/phút. Đào thải tenofovir bằng thẩm tách phúc mạc vẫn chưa được nghiên cứu.
HẠN DÙNG:
36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc khi đã hết hạn sử dụng.
BẢO QUẢN: Bảo quản ở nơi mát, khô dưới 30°c.Tránh ánh sáng TRÌNH BÀY: Hộp 1 vỉ X 10 viên.
Chưa có bình luận.