Chủ Nhật, 12/03/2017 | 17:30

Trong tác phẩm kinh điển có tên “Thủy Hử”, chúng ta thường thấy tình tiết các hảo hán sau khi bị bắt đều được đưa đi lưu đày ngàn dặm. Một phạm nhân cùng với hai người lính áp tải, đi đoạn đường xa như vậy hẳn là tiêu tốn không ít tiền. Rất nhiều người băn khoăn tự hỏi, tại sao không nhốt họ vào tù ngục mà phải đưa đi lưu đày xa như thế?

Đây là hình ảnh một phạm nhân thời nhà Thanh bị chịu tội lưu đày.

Tại sao thời xưa không giam tù nhân vào nhà tù mà lại bắt đi lưu đày?

Hình thức phạt phạm nhân phải đeo gông cùm và đi đoạn đường xa ngàn dặm xuất hiện từ thời Tần Hán. Đây là hình thức phạt nặng nhất thời bấy giờ, nó tương đương với án phạt tử hình ngày nay. Chỉ có điều, hình phạt lưu đày thường dùng để trừng phạt người thuộc dòng dõi quý tộc phạm tội. Hình thức trừng trị này đã được ghi vào văn bản luật từ đầu triều Tống. Ban đầu, với ý định đưa phạm nhân tới vùng biên cương để gia tăng binh sĩ, sau đó là tăng thêm sức lao động sản xuất. Vào triều đại nhà Minh, hình thức lưu đày thường dùng phổ biến nhất khi trừng phạt kẻ phạm tội.

Tại sao thời xưa không giam tù nhân vào nhà tù mà lại bắt đi lưu đày?

Thông thường các phạm nhân được đưa đi lưu đày ở vùng biên giới phía Nam hoặc Bắc của đất nước, nhưng cũng có người bị đày ra hải đảo. Triều đại nhà Tống, các phạm nhân thường bị đày ra đảo Hải Nam. Đảo Sa Hoàng thuộc huyện Bồng Lai tỉnh Sơn Đông là nơi vắng vẻ, nước bao quanh bốn phía, nơi đây đã trở thành địa điểm cho những ai chịu hình phạt lưu đày nặng nhất. Cũng thật may là những hảo hán trong truyện Thủy Hử không bị lưu đày đến đây, nếu không những tên tham quan có mọc cánh cũng không thoát được sự trừng trị của họ. Nhưng cũng không ngoại lệ, vào thời Tống, tám phạm nhân đã bơi hơn 30 dặm đường thủy để trốn ra đảo Sa Hoàng. Đây chính là một trong những truyền thuyết về Bát Tiên quá hải.

Tại sao thời xưa không giam tù nhân vào nhà tù mà lại bắt đi lưu đày?

Thời cổ đại, các binh sĩ rất không muốn bị đưa đến vùng đất biên cương để trấn giữ biên ải. Còn, phạm nhân mắc tội bị lưu đày sẽ dễ dàng chấp nhận việc này hơn. Thêm nữa, áp dụng hình thức lưu đày không chỉ giúp tăng thêm nguồn lao động công ích dùng cho mở mang bờ cõi và sản xuất lao động mà còn cho thấy nhà cầm quyền có tấm lòng rộng lượng, nhân từ.

San San

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook