Trong cuộc sống đời thường, lá hẹ thường để lại cảm giác khó quên cho mỗi người sau khi thưởng thức các món ăn nổi tiếng chứa loại rau đặc sản này. Ngoài giá trị trong ẩm thực, cây hẹ còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh như trị ho, tiêu đờm, hỗ trợ điều trị tiểu đường…
Giá trị đặc biệt từ lá, hạt & củ hẹ
Cây hẹ thường mọc ở vùng Đông Á ôn đới, được người dân ở miền núi, trung du và đồng bằng sử dụng làm rau ăn. Rau hẹ được thu hái quanh năm, dùng tươi. Còn quả chín vào mùa thu đông, sau đó lấy về phơi khô, đập lấy hạt.
Hẹ thuộc loại cây thảo nhỏ sống nhiều năm, cao từ 20-50cm, thân mọc đứng, hình trụ. Lá ở gốc thân, có rãnh, dài 15-30cm, rộng 1,5-7mm. Hoa trắng mọc thành tán ở đầu một cán hoa dài 20-30cm hay hơn. Quả thuộc quả nang, hình trái xoan ngược và chia ra 3 mảnh; 6 hạt nhỏ, màu đen.
Trong Đông y, hẹ có vị cay hơi chua, tính ấm, hăng, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Sách Bản thảo thập di đã từng viết: “Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên”. Đặc biệt sách Lễ ký cho thấy củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất thần hiệu nghiệm.
Trong Tây y, kết quả các nghiên cứu cho thấy hẹ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin, làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tụy. Nổi bật trong loại rau này là chất odorin một kháng sinh mạnh giúp chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
Rau hẹ có vị cay đắng mà sít rất mạnh cho khí và thêm cho dương sự, lại cầm máu, vít tinh. Hạt hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dung ôn trung, trợ vị khí, điều hoà tạng phủ, cố thận tinh, tán ứ huyết.
Điểm nổi bật của cây hẹ là thành phần có chứa các hoạt chất kháng sinh mạnh như allcin, odorin, sulfit có tác dụng chữa ngứa ghẻ, chín mé, nhiễm trùng da, trị giun kim cho trẻ… mà không sợ tác dụng phụ của thuốc tân dược.
Một số bài thuốc chữa bệnh của cây hẹ
Chữa nhức răng
Cách làm: Lấy một nắm hẹ không bỏ rễ sau đó rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Phương pháp: Sử dụng từ 100-200g rau hẹ, nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn hàng ngày. 10 ngày một liệu trình.
Lưu ý không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút muối khi chế biến món ăn. Ngoài ra có thể dùng phối hợp củ rễ hẹ 150g, thịt sò 100g để nấu canh ăn thường xuyên có tác dụng tốt đối với bệnh đái tháo đường lâu ngày và những người bị suy nhược.
Nhuận tràng, trị táo bón
Nguyên liệu: Hạt hẹ rang vàng sau đó giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Lưu ý hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày.
Chữa ho trẻ em do cảm lạnh
Cách làm: Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn hoặc mật ong sau đó hấp vào nồi cơm đã chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê và dùng liền 5 ngày.
Chữa cảm mạo, ho do lạnh
Nguyên liệu: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g tất cả rửa sạch cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước.
Lưu ý: Dùng liền 5 ngày bệnh sẽ khỏi hẳn.
Giúp bổ mắt
Cách làm: Rau hẹ 150g kết hợp với gan dê trọng lượng tương tựu sau đó mang xào. Lưu ý khi xào dùng lửa to, cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm. Lưu ý cách ngày ăn một lần đảm bảo 10 ngày một liệu trình.
Trĩ sưng đau
Nguyên liệu: Lấy 1 nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín sau đó đun sôi. Sau khi hạ xuống đất chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Lưu ý khi đã hết hơi thì đổ ra chậu dùng nước ngâm rửa hậu môn.
Viêm loét dạ dày thể hàn; đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn do lạnh
Cách làm: Rau hẹ 250 g, gừng tươi 25 g, tất cả rửa sạch sau đó thái vụn, giã nát, lọc lấy nước, đổ vào nồi cùng với 250 g sữa bò. Tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi sôi, uống nóng.
Cây hẹ có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, được ví như một vị thuốc- kháng sinh từ thiên nhiênnhưng các chuyên gia khuyến cáo người âm suy, bốc hoả không nên dùng. Đặc biệt không nên dùng hẹ vào mùa nóng và dùng hẹ với thịt trâu, mật ong vì đại kỵ.
Tác dụng chữa bệnh của cây hẹ và những điều cần tránh khi sử dụng
Bài liên quan: Những công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đối với sức khỏe
Theo http Agarwood.org.vn
Chưa có bình luận.