Thứ Năm, 03/08/2017 | 07:00

Mỗi ngày chúng ta đều sử dụng rất nhiều đồ dùng bằng nhựa, nhưng thật sự chúng ta có biết hết về chúng không? Hãy cùng đọc qua chia sẻ dưới đây để trang bị những kiến thức bổ ích và bảo vệ chính mình nhé.

Sự thật ‘rùng mình’ về các kí hiệu trên bao bì nhựa, số 5 rất an toàn nhưng số 3 cực độc cần tránh

Nhận biết các ký hiệu trên mỗi bao bì nhựa thông qua các con số

Dưới đáy của các hộp, chai nhựa có các con số từ 1 đến 7 nằm gọn trong dấu hiệu “recycle” (tái chế), đó chính là số hiệu phân loại nhựa. Cụ thể như sau:

Số 1: Nhựa PET (nhựa polyethylene terephthalate) khá an toàn, có thể tái chế nhưng cần rửa sạch

Sự thật ‘rùng mình’ về các kí hiệu trên bao bì nhựa, số 5 rất an toàn nhưng số 3 cực độc cần tránh

Đây là loại nhựa có mặt hầu hết trong các chai nước khoáng, chai nước ngọt, chai dầu gội, chai xúc miệng… Theo các đánh giá của chuyên gia, loại nhựa này khá an toàn và không gây ra những tác hại xấu cho sức khỏe nên có thể dùng để chứa đựng thực phẩm. Tuy nhiên các chai nhựa có kí hiệu này chỉ nên sử dụng một lần, không nên tái chế lại nhất là dùng trong nước nóng quá 70 độ C, sẽ khiến chúng biến dạng và phân giải thành nhiều chất độc hại khác.

Số 2: Nhựa HDPE có thể tái chế

Một đặc điểm nổi bật của chai nhựa này là có thể tái chế, chịu được nhiệt 110 độ C. Vì vậy chúng thường được dùng đựng thực phẩm, sữa tắm, chai nhựa, sữa hộp, bình đựng chất tẩy rửa, đồ chơi và một số loại túi nhựa hoặc các vật có độ tinh khiết cao.

Sự thật ‘rùng mình’ về các kí hiệu trên bao bì nhựa, số 5 rất an toàn nhưng số 3 cực độc cần tránh

Số 3: Nhựa PVC rất độc không thể tái chế

Những chế phẩm này có độ dẻo tốt, giá rẻ nhưng chỉ chịu được 81 độ C. Loại nhựa này có thể gặp ở các sản phẩm như áo mưa, mảnh nhựa hoặc hộp nhựa, màng co các loại chai, các loại màng plastic bọc thức ăn, chai đựng dầu ăn, đường ống dẫn nước, vỏ bọc dây cáp điện… Ở nhiệt độ cao, nhựa này sẽ nhanh chóng thải ra nhiều khí độc, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và thậm chí gây ung thư.

Số 4: Nhựa LDPE – polyethylene có thể tái chế, không thể làm nóng trong lò vi sóng

Đây là loại nhựa được sử dụng phổ biến trong các hộp mì, túi đựng hàng, vỏ bánh kẹo… Chất này không thể làm nóng trong lò vi sóng vì sẽ giải phóng chất độc hại, các chuyên gia cũng khuyên người sử dụng không nên lạm dụng loại nhựa số 4 này để đựng thức ăn.

Số 5: Nhựa PP (nhựa polypropylene) có thể tái chế, an toàn và chịu nhiệt tốt

Sự thật ‘rùng mình’ về các kí hiệu trên bao bì nhựa, số 5 rất an toàn nhưng số 3 cực độc cần tránh

Nhựa PP thường có trên nắp hoặc đáy cốc cà phê, chai sữa thường, sữa chua hoặc chai nước trái cây. Đây thực chất là một loại nhựa cứng và an toàn, có khả năng chịu nhiệt rất tốt cùng với độ bền cao. Chính vì vậy, lựa chọn một hộp nhựa có ký hiệu số 5 sẽ đảm bảo không chưa hóa chất độc hại.

Số 6: Nhựa PS (polystiren) độc hại không thể tái chế

Sự thật ‘rùng mình’ về các kí hiệu trên bao bì nhựa, số 5 rất an toàn nhưng số 3 cực độc cần tránh

Những chế phẩm này tuy chịu nhiệt cao song lại “tuyệt đối cấm kị” đối với lò vi sóng do sự giải phóng các chất hóa học độc hại . Ngoài ra, các sản phẩm bằng nhựa PS có thể tiết ra styrene, một chất cực độc có thể gây ảnh hưởng đến thần kinh và sức khỏe của con người. Loại nhựa này gồm cốc uống nước, hộp xốp đựng thức ăn chỉ sử dụng một lần, tức là không tái sử dụng.

Số 7: Nhựa PC không thể tái chế, ở nhiệt độ cao rất độc

Những chai nhựa PC có sử dụng chất BPA (Bisphenol A) khi sử dụng ở nhiệt độ cao sẽ rất có hại cho cơ thể. Đối với cốc nhựa thông thường, bạn chú ý không đựng nước nóng. Nếu nhận thấy trên bề mặt nhựa có vết thì lập tức bỏ ngay vì đó có thể là các ổ vi khuẩn mà mắt thường không thấy.

Tóm lại

Để đảm bảo cho sức khỏe gia đình, các bạn nên chọn những loại bao bì nhựa có in ký hiệu số 2 (HDPE), số 4 (LDPE), số 5 (PP) và số 1 (PET) nhé!

Video: Em bé hô hấp nhân tạo cho người nhựa

Theo Webtretho

 

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook