Thứ Ba, 01/11/2016 | 08:15

Sau phẫu thuật cắt búi trĩ, bệnh nhân cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, vận động, vệ sinh… 

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Hưng – Khoa hậu môn trực tràng, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương cho biết: “Người xưa có câu thập nhân cửu trĩ, nghĩa là 10 người thì 9 người có nguy cơ mắc trĩ do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Trĩ không phải bệnh nan y nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày. Giai đoạn nặng, dù đứng ngồi hay di chuyển, bệnh nhân đều cảm thấy đau rát, khó chịu”.

Phòng trĩ tái phát sau phẫu thuật

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Hưng.

Trĩ là bệnh hậu môn trực tràng phổ biến, thường gặp ở dân văn phòng, công nhân, người làm công việc lao động nặng. Theo quan điểm của Tây y, bệnh có 3 dạng gồm trĩ nội, ngoại và hỗn hợp. 

Trong đó, trĩ nội và hỗn hợp được chia thành 4 cấp độ. Ở cấp độ một, bệnh nhân chảy máu khi đại tiện. Cấp độ 2, búi trĩ sa ra ngoài khi đi vệ sinh nhưng tự co lên được. Cấp độ 3, búi trĩ sa ra ngoài, dùng tay ấn mới lên. Cấp độ 4, búi trĩ sa ra ngoài, dù dùng tay ấn nhưng không trở về vị trí cũ, lâu ngày có thể bị tắc mạch hoặc hoại tử.

Giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể chữa trị tại nhà bằng cách bôi hoặc đặt thuốc vùng hậu môn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, có thể phải phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ để trị dứt điểm cơn đau rát khó chịu.

Bác sĩ Hưng lưu ý, trĩ cấp độ 1-2 thì có thể điều trị nội khoa, song cấp độ 3-4 phải xử lý bằng phẫu thuật. Hiện nay, có nhiều phương pháp cắt búi trĩ được áp dụng tại các bệnh viện lớn như Longo, khâu triệt mạch bằng siêu âm Dopler, phẫu thuật cắt trĩ bằng kỹ thuật Miligan Morgan. Tùy vào tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp.

Phòng trĩ tái phát sau phẫu thuật

Bệnh nhân cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, vận động, vệ sinh… sau phẫu thuật cắt búi trĩ.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ. Vì vậy, để vết thương chóng lành và bệnh trĩ không tái phát sau phẫu thuật, bác sĩ Hưng khuyên người bệnh nên điều chỉnh lối sống cho phù hợp.

Ăn uống: Người bệnh nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, đủ bữa, đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa khiến bụng no đói thất thường. Hậu phẫu, người bệnh có thể ăn cơm, đủ chất để cơ thể nhanh hồi phục vết thương. Ngoài ra, cần tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn để bổ sung chất xơ, chống táo bón.

Vận động: Bệnh nhân vẫn có thể đi làm ngay sau phẫu thuật, song không được bưng bê vật nặng, ngồi nhiều giờ liên tục trong văn phòng hay đứng lâu. Ngoài việc vận động nhẹ nhàng giúp khí huyết lưu thông, nên tập các bài thể dục tốt cho cơ hậu môn.

Vệ sinh: Người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vết thương và khu vực hậu môn mỗi ngày. Tuy nhiên, không tự ý ngâm rửa quá lâu với nước muối đặc, nước lá trầu không, gây viêm loét, nhiễm khuẩn

Dùng thuốc: Có thể sử dụng thuốc, sản phẩm hỗ trợ chiết xuất thảo được theo ý kiến bác sĩ để ngăn bệnh tái phát

An San

Phòng trĩ tái phát sau phẫu thuật

Trixbye kết hợp hoa hòe, huyết giác, cỏ mực, hậu phác, nghệ, lá móng theo tỷ lệ thích hợp, giúp giảm nhanh cơn đau trĩ, điều trị chảy máu trĩ, sa búi trĩ… Sản phẩm dùng cho những người bệnh trĩ có biểu hiện đau tức vùng hậu môn trực tràng, chảy máu, ngứa, sưng tấy, sa búi trĩ, đau trĩ cấp sau khi ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia… Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3-4 viên với 150-200ml nước. Không dùng Trixbye cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh (B19D6 khu đô thị mới Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội). Giấy phép quảng cáo số 5660/2015/ATTP-XNCB do Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cấp. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Liên hệ hotline 043.7676.976.

Nguồn: VnExpress

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook