Trong các hình ảnh chụp bề mặt Sao Diêm Vương của NASA, người ta phát hiện các sinh vật rất kỳ lạ. Sinh vật này không những trông giống một con ốc sên mà còn để lại lối mòn phía sau khi di chuyển.
Liệu hình ảnh về ốc sên vũ trụ này có phải là bằng chứng cho sự tồn tại của sự sống ngoài hành tinh trên sao Diêm Vương?
Những hình ảnh về sinh vật ngoài hành tinh này được phát hiện trong rất nhiều hình ảnh do tàu thăm dò New Horizon của NASA chụp được, trong chuyến thăm dò không gian sâu ở hành tinh lùn sao Diêm Vương.
Những hình ảnh này do kính viễn vọng tầm xa LORRI chụp được trong quá trình bay qua Planum Sputnik, một vùng đồng bằng băng giá rộng 20 km của sao Diêm Vương.
Nhà thiên văn học, đồng thời là nhà phân tích hình ảnh Marc D’Antonio nói: “New Horizons đã cung cấp cho chúng ta những hình ảnh về sao Diêm Vương mà chúng ta chưa bao giờ thấy trước đây, những hình ảnh chưa từng có”.
“Những hình ảnh này cho thấy vật gì đó trông giống như một con ốc sên, bạn có thể thấy thứ giống như phần vỏ và cái đầu của nó, điều này thực sự rất kỳ lạ”.
“Thậm chí nó còn như thể đang để lại vết nhớt đằng sau trong khi di chuyển, vậy liệu chúng ta có đang thực sự thấy ốc sên vũ trụ trên sao Diêm Vương?”
Hình ảnh được cho là ốc sên bò trên sao Diêm Vương.
Các nhà khoa học của NASA lại nghĩ khác. Lời giải thích hợp lý nhất của họ là mặc dù bị hạ cấp xuống một hành tinh lùn, nhưng sao Diêm Vương vẫn có các hoạt động địa chất và nitơ đông lạnh bên trong nó dưới áp lực đáng kinh ngạc, khiến nó hoạt động giống như chất lỏng.
Nitơ được đẩy lên bề mặt qua hàng nghìn năm nhưng vì mật độ chất lỏng dày đặc đã tạo điều kiện hình thành các tảng băng trôi nổi lềnh bềnh trên nền nitơ lỏng.
NASA cho biết “con ốc sên” này có thể là một khối băng đá bị dòng chảy nitơ đẩy xuyên qua lượng nitơ xốp trên bề mặt, điều này xảy ra do sự khác biệt về mật độ và điều kiện khác nhau giữa trong ngoài sao Diêm Vương.
Nhà thiên văn học kiêm chuyên gia phân tích hình ảnh Marc D’Antonio.
William McKinnon, phó trưởng nhóm địa chất và hình ảnh của tàu New Horizons, cho biết: “Khu vực này của Diêm Vương tinh hoạt động giống như cái đèn đối lưu giọt dầu (lava lamp), bạn có thể tưởng tượng chiếc đèn này sâu và rộng hơn cả Vịnh Hudson của Canada”.
New Horizons đã bay 12.500 km quanh bề mặt sao Diêm Vương, đây là phi thuyền đầu tiên được gửi đến khám phá hành tinh lùn này.
Sau khi hoàn thành hành trình bay này, New Horizons sẽ được thiết lập hành trình bay mới hướng đến tiểu hành tinh 2014 MU69 thuộc vành đai Kuiper vào tháng 1/2019.
Theo Tinhhoa
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.