Tại rừng mưa nhiệt đới ở châu Mỹ Latinh có một truyền thuyết về loài cây đi bộ, mỗi ngày chúng dịch chuyển 2-3cm và tổng cộng một năm đi được 20m. Các nhà khoa học đã phân tích rằng, loài cây này có bộ rễ chùm dài giống như những chiếc xúc tu cắm xuống mặt đất để dịch chuyển đến những vùng đất có nhiều dinh dưỡng và ánh sáng. Do đó nó có khả năng đi bộ.
Theo một website Odditycentral của Mỹ đưa tin hôm 22/12, “cây đi bộ” có tên khoa học là Socrateaexorrhiza. Đây là loại cây mọc phổ biến trong các khu rừng mưa nhiệt đới thuộc châu Mỹ Latinh. Loài cây này rất có thể là loài thực vật duy nhất có năng lực vận động. Trong nhiều thập kỷ qua, Ecuador và các nước thuộc châu Mỹ Latinh khác vẫn kể câu chuyện ly kỳ về loài cây biết đi cho du khách tới thăm rừng mưa nhiệt đới.
“Cây đi bộ” có độ cao khoảng 15m đến 20m, cao nhất cũng chỉ lên đến 25 mét, thân cây có đường kính lớn nhất là 16cm. Cây có rễ chùm dài, mọc ra từ gốc cây có độ cao đến vài mét. Nghe nói, bộ rễ của nó được ví như những chiếc chân, dịch chuyển theo mùa, giúp cây không ngừng đi hướng về phía có ánh nắng mặt trời. “Cây đi bộ” có thể di chuyển 2-3 cm mỗi ngày, có thể đi được độ dài 20 mét mỗi năm.
Tờ báo cũng đưa tin, ở khoảng cách gần, chúng ta có thể nghe thấy âm thanh bước đi của loài cây này. Dựa theo các tiêu chuẩn để tính toán, cây di chuyển giống như đang tham gia một cuộc chạy đua Marathon. Tuy nhiên, hầu hết các nhà khoa học lại không tin vào việc cây thực sự có thể bước đi.
Năm 2012, một bài báo đăng trên “Life Sciences” rằng: “Vì tìm kiếm ánh nắng mặt trời nên cây tự di chuyển. Lập luận này có vẻ rất kỳ lạ. Cây có thể phát triển nhưng không thể bước đi. Nó chỉ có thể đứng tại vị trí ban đầu lúc mọc lên, trừ khi gió khiến cây đổ và buộc cây dịch chuyển vị trí khác.”
Costa Rica, một nhà sinh vật học về phát triển bền vững thuộc Trung tâm Nghiên cứu Gerardo Avalos, cũng là một chuyên gia nghiên cứu về loài Socrateaexorrhiza. Ông nói rằng “cây đi bộ” không thực sự di chuyển, nó chỉ là truyền thuyết thần thoại mà thôi. Ông nói: “Hãy thử tưởng tượng một cây cọ có thể dịch chuyển để tìm kiếm ánh nắng mặt trời … Đây chỉ là câu chuyện huyền thoại mà những hướng dẫn viên nói để làm hài lòng khách du lịch mà thôi.”
Tuy nhiên, tại viện Slovak Academy of Sciences, một nhà sinh vật học Peter Vrsansky đã nghiên cứ trong mấy tháng về loài cây này. Ông nói: “Vì sự xói mòn của đất, cây mới mọc rễ dài và cắm sâu xuống lòng đất và di chuyển để tìm kiếm đất mới. Do đó, cây đi bộ có rễ dài tới 20 mét. Những chiếc rễ cây mới đâm ra khỏi gốc cây, nó sẽ vươn dài và tìm kiếm chỗ đất mới, theo thời gian mà cố định lại. Thân cây sẽ hướng theo những chiếc rễ mới này mà sinh trưởng phát triển, còn các rễ già sẽ từ từ bật lên, khô lại và mục đi. Ở vị trí mới, cây lại có thêm nguồn dinh dưỡng và ánh nắng mặt trời. Ở vùng đất có dinh dưỡng tốt, nó sẽ cố định sinh trưởng và phát triển trong vài năm.”
(Bản đồ đi bộ của cây)
Theo như hồ sơ báo cáo nghiên cứu của nhà sinh vật học John Bodley thuộc trường Đại học Washington năm 1980 đã công bố trên trên Wikipedia, rằng loài cây này thực sự có khả năng đi bộ. Rất có thể vì một lý do nào đó, cây bị nghiêng và sinh ra những chiếc rễ cây mới, sau đó nó mới lại được dựng thẳng đứng lên trước khi những chiếc rễ già mục đi.
Nhưng cho dù câu chuyện cây biết đi là một huyền thoại hay một câu chuyện có thật, rõ ràng câu chuyện về cây đi bộ đã rất thu hút khách di lịch tới thăm đất nước Ecuador.
San San
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.