Một bức bích họa mô tả hai người hầu gái được phát hiện trong ngôi mộ có nguồn gốc cách đây hơn 1.400 năm ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc.
Các nhà khảo cổ học vừa phát hiện một bức bích họa trên tường ngôi mộ cổ dài 14 mét, rộng hai mét ở huyện Tô Tiên, thành phố Sâm Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, Sina hôm 10/1 đưa tin.
Bích họa người hầu gái trên tường ngôi mộ cổ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. (Ảnh: Ban Văn vật thành phố Sâm Châu).
Bức họa hơn 1.400 năm tuổi mô tả hai người hầu gái bằng nét vẽ mềm mại, rõ ràng. Họ có trang phục giống nhau, gồm váy dài, áo choàng và cổ áo mở để lộ phần vai.
“Dựa trên hiện vật chôn cùng, chúng tôi cho rằng ngôi mộ được xây dựng trong giai đoạn Nam Bắc triều (năm 420-589) ở Trung Quốc”, La Thăng Cường, nhà khảo cổ làm việc tại Ban Văn vật thành phố Sâm Châu, cho biết.
Theo ông La, đây là bức bích họa lâu đời nhất được tìm thấy ở tỉnh Hồ Nam. Các chi tiết trên bức tranh sẽ cung cấp thông tin, giúp hoàn thiện lịch sử phát triển của y phục Trung Hoa.
Cách đây không lâu đã có nhiều ý kiến trái chiều quanh việc phim cổ trang Võ Tắc Thiên do Phạm Băng Băng đóng có trang phục quá hở hang. Hi vọng qua những di tích cổ này có thể cho ta thấu hiểu phần nào phẩm giá “công dung ngôn hạnh” của phụ nữ thời xưa, họ chắc chắn là những người ăn mặc kín đáo, nho nhã, chứ không thể lỗ liễu, lố lăng như trên phim ảnh hiện giờ.
Thanh Long tổng hợp
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.