Thứ Tư, 24/08/2016 | 12:01

Khi nhập viện, H. hoàn toàn tỉnh táo. Tuy nhiên, em rất ngại giao tiếp, chỉ thu mình, thích nằm, lười vận động dù vẫn có thể tự sinh hoạt cá nhân.

Từ cách đây 1 năm, nữ sinh H., 17 tuổi, học sinh lớp 11, ở Tử Đà – Phù Ninh – Phú Thọ, bị “cấm khẩu” hoàn toàn do bị bạn đánh. Trước khi được đưa đến BV Châm cứu Trung ương điều trị khỏi bệnh, bệnh nhân bị câm hoàn toàn trong vòng 6 tháng và từng được đưa đi điều trị ở nhiều cơ sở tây y như: BV Đa khoa tỉnh Phú Thọ, BV Tai – Mũi – Họng Trung ương, Viện Tâm thần Trung ương… nhưng bệnh không thuyên giảm.

Khi nhập viện, H. hoàn toàn tỉnh táo. Tuy nhiên, em rất ngại giao tiếp, chỉ thu mình, thích nằm, lười vận động dù vẫn có thể tự sinh hoạt cá nhân. Bệnh nhân câm hoàn toàn, gọi hỏi chỉ gật hoặc lắc đầu, giao tiếp bằng bút viết ra giấy. Sau khi thăm khám bằng y học hiện đại và y học cổ truyền, các bác sĩ BV Châm cứu Trung ương chẩn đoán: Bệnh nhân bị mất tiếng sau sang chấn tâm lý. Tại đây, hàng ngày, bệnh nhân được điện châm 1 lần.

Cùng với đó là thủy châm và kết hợp xoa bóp bấm huyệt. “Sau 5 ngày điều trị, cháu nói được câu đơn, ngọng. Sau 7 ngày – cháu nói chậm. Sau 8 ngày – cháu nói lưu loát rõ ràng. Cháu kể những ngày không nói được cảm giác rất khó chịu ở ngực, cổ (can khí uất)”, Ths. BS Dương Văn Tâm – Trưởng đơn vị điều trị liệt vận động và ngôn ngữ trẻ em, BV Châm cứu Trung ương cho biết.

Đánh giá về ca bệnh này, BS Tâm cho rằng, do bệnh lý đã lâu ngày (6 tháng) công năng các tạng đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cho nên bênh cạnh việc châm tá cho thông kinh hoạt lạc, cũng cần lưu ý châm bổ, cứu ngải để bồi bổ và làm ấm các các tạng phủ bị hư tổn.

Ngọc Minh

Nguồn: Đại đoàn kết

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook