Chủ Nhật, 05/11/2017 | 20:08

Người Sài Gòn xưa thường nói “Đi tàu Chú Hỷ, ở nhà Chú Hỏa” để chỉ một trong hai nhân vật nổi tiếng là Chú Hỏa – “vua nhà đất”, đại tỷ phú Huỳnh Văn Hoa – với gần 30.000 căn nhà phố khắp Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn, đặc biệt là ngôi biệt thự 99 cửa.

Đại tỷ phú chú Hỏa và 30 nghìn ngôi nhà ở Sài Gòn

Vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu của thế kỷ 20, Chú Hỏa (1845-1901) nổi lên như một thương gia tài giỏi và giàu có bậc nhất ở Sài Gòn. Ông là chủ của công ty Hui Bon Hoa, còn được dân gian tôn vinh là một trong “tứ đại hào phú”: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa” (Huyện Sỹ – Lê Phát Đạt; Tổng đốc Phương – Đỗ Hữu Phương; Bá hộ Xường – Lý Tường Quan và Chú Hỏa – Hui Bon Hoa).

Những gia tộc nổi tiếng nhất Việt Nam (Kỳ 2): Giai thoại khiếp sợ của nhà họ Hứa và 30.000 ngôi nhà ở Sài Gòn

Tấm ảnh hiếm hoi còn để lại của Chú Hỏa – Ảnh tư liệu

Với Công ty Hui Bon Hoa, Chú Hỏa nổi tiếng về sự giàu có ở Đông Dương khiến nhà cầm quyền Pháp phải kính nể.

Câu chuyện quen thuộc nhất khi nói chuyện về những bước khởi nghiệp của Chú Hỏa khi mới từ Trung Quốc đến Sài Gòn lập nghiệp chính là chỉ từ hai bàn tay trắng cho đến việc buôn bán phế liệu, Chú Hỏa đã tạo dựng nên sự nghiệp lừng lẫy.

Rất nhiều người truyền tai nhau rằng, trong một lần thu mua ve chai, Chú Hỏa nhặt được cả túi vàng nằm trong một chiếc ghế nệm cũ hay có tin Chú Hỏa đã mua trúng đồ cổ từ thời Nguyên, đời Thanh, thậm chí từ đời Hán.

Người ta còn truyền miệng cho nhau rằng cuộc đời Chú Hỏa thay đổi khi chính quyền Pháp mở cuộc đấu giá thanh lý 20 nghìn máy truyền tin cũ, không còn giá trị sử dụng. Chú Hỏa đã mua lại số hàng này và phân loại thành công được vàng từ những máy truyền tin tưởng chừng vô giá trị.

Nhiều người đã tỏ ra rành rẽ hơn, kể rằng lúc đầu Chú Hỏa có gia sản lớn nhờ nghề mua bán “lạc xoong”, mua đồ cũ để chế biến và bán lại. Sau khi tạo được một số vốn, Chú Hỏa đã hùn hạp với một người Pháp thầu các tiệm cầm đồ trong Nam kỳ và mua đất cất nhà bán hoặc cho thuê… tử đó làm chủ các sản nghiệp đất cát khắp miền Lục tỉnh, nhiều nhất là ở Sài Gòn, Chợ Lớn…

Các giai thoại trên đều mang tính chất mơ hồ nhưng hầu như giai thoại nào cũng đề cập đến sự cần mẫn làm ăn, chịu khó, biết sử dụng lợi thế của bản thân mình trong quá trình kinh doanh, biết tích lũy vốn và khuếch trương công việc làm ăn ngày càng lớn.

Trong suốt quá trình kinh doanh, Chú Hỏa còn hiến tặng hàng loạt công trình phúc lợi xã hội mà chức năng vẫn tồn tại đến tận ngày nay, như: Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn, Bảo sanh viện Đông Dương, nay là Bệnh viện Từ Dũ, Trường THCS Minh Đức (quận 1), Bệnh viện Nguyễn Trãi (quận 5)…

Những gia tộc nổi tiếng nhất Việt Nam (Kỳ 2): Giai thoại khiếp sợ của nhà họ Hứa và 30.000 ngôi nhà ở Sài Gòn

Một dãy nhà thuộc dòng họ Hui Bon Hoa xây dựng ở góc đường Võ Văn Kiệt – Phó Đức Chính (Q.1, TP.HCM) hiện vẫn còn nhiều nhà khá nguyên vẹn. Ảnh: Tuổi trẻ. 

Những gia tộc nổi tiếng nhất Việt Nam (Kỳ 2): Giai thoại khiếp sợ của nhà họ Hứa và 30.000 ngôi nhà ở Sài Gòn

Bệnh viện Từ Dũ xây dựng trên miếng đất do dòng họ Hui Bon Hoa tặng và xây dựng; diện tích 19.123m2 trên đường Arras (nay là đường Cống Quỳnh, Q.1, TP. HCM). Ảnh tư liệu.

Căn nhà nổi tiếng nhất của Chú Hỏa nằm trên đường Phó Đức Chính được các người con của Chú Hỏa xây dựng lại trở thành 3 tòa nhà nguy nga mà câu chuyện của nó được gắn với nhiều cái tên như “nhà chú Hỏa”, “biệt thự nhà họ Hứa” hay giai thoại “con ma nhà họ Hứa”.

Không chỉ xây các dinh thự hoành tráng cho gia đình mình, Chú Hỏa còn xây gần 30 nghìn căn nhà phố, cùng hàng loạt công trình dân dụng như bệnh viện, chùa chiền, trường học… phục vụ cho người dân.

Giai thoại bí ấn “con ma nhà họ Hứa”

Có rất nhiều giai thoại xung quanh gia đình của vị thương gia gốc Hoa này, thế nhưng có lẽ giai thoại nổi tiếng nhất và khiến người Sài Gòn luôn hoài nghi, thậm chí “rùng mình” mỗi khi nhắc đến đó chính là: con ma nhà họ Hứa – tấm bi kịch của cô tiểu thư xinh đẹp là con gái út của chú Hỏa có tên Hứa Tiểu Lan.

Những gia tộc nổi tiếng nhất Việt Nam (Kỳ 2): Giai thoại khiếp sợ của nhà họ Hứa và 30.000 ngôi nhà ở Sài Gòn

Tòa biệt thự của gia đình Chú Hỏa nằm trên 3 con đường Nguyễn Thái Bình – Phó Đức Chính – Lê Thị Hồng Gấm (Q1).

Chuyện kể rằng, nàng tiểu thư này chẳng may mắc phải căn bệnh phong cùi khiến chú Hỏa đã tốn không biết bao nhiêu tiền của để chữa chạy cho con. Nhưng với y học thời bấy giờ, căn bệnh của Tiểu Lan xem như vô phương cứu chữa.

Không muốn để lộ việc con gái mình bị bệnh phong cùi, ông Hứa đã giam lỏng tiểu thư trong một căn phòng tối trên tầng cao nhất của tòa biệt thự chính là biệt thự 99 cửa. Hàng ngày, kẻ ăn người ở trong nhà luân phiên nhau đem cơm nước, quần áo cho tiểu thư thông qua một khe cửa, tất cả đầy tớ đều phải đi lùi và không được nhìn tiểu thư.

Vốn là một tiểu thư đài các, bỗng nhiên biến thành một quái nhân ghẻ lở khắp người, tách biệt với xã hội, tiểu thư họ Hứa không ngừng gào khóc trong vô vọng. Người Sài Gòn thời đó mỗi lần đi ngang qua tòa biệt thự thường cố đi thật nhanh và không dám nhìn lên căn phòng tối ấy vì sợ gặp phải ánh mắt ghê rợn của tiểu thư.

Rồi cô tiểu thư qua đời nhưng vì thương nhớ con gái, chú Hỏa không khâm liệm, mà đặt thi hài tiểu thư trong một quan tài bằng đá, nắp đậy là một tấm kính dày 5cm. Hàng ngày vẫn có một bà vú mang thức ăn lên phòng như khi Tiểu Lan còn sống.

Vào ngày giỗ đầu của tiểu thư, Chú Hỏa đặt may một bộ áo đầm trắng, mua con búp bê biết nháy mắt và một đĩa cơm gà để cúng. Sau khi khách ra về, bà vú lên phòng dọn dẹp như thường lệ, thì bỗng nhiên bà hét lớn rồi chạy như ma đuổi xuống dưới, miệng liên tục nói: “Cô chủ về! Cô chủ về!”.

Người bà vú kể lại cảnh tượng lúc ấy, nắp hòm bằng kính bị mở ra, con búp bê đứng hẳn trên lồng kính, đôi mắt nháy lia lịa, còn dĩa cơm thì đã vơi đi phân nửa, dù các cửa phòng vẫn khóa chặt từ lúc sáng.

Biết có điềm chẳng lành, gia đình họ Hứa đã bí mật đem thi hài tiểu thư chôn ở một nơi cách xa thành phố. Thế nhưng, kể từ đó, mỗi khi đêm về người ta lại nghe thấy những tiếng khóc than thê thảm phát ra từ phía căn phòng tối của cô tiểu thư xấu số.

Về giai thoại hồn ma nhà họ Hứa, cho đến thận bây giờ, vẫn chưa có một chứng cứ rõ ràng nào xác minh câu chuyện trên là sự thật.

Quay lại lịch sử ngôi nhà, có thể thấy Chú Hỏa mất năm 1901, nhưng tòa biệt thự được xây năm 1929, nghĩa là tòa biệt thự này được con trai ông xây lại trên nền tòa biệt thự cũ, vì vậy sự thiếu vắng căn phòng của Hứa Tiểu Lan là có thể lý giải được.

Thế nhưng theo một số ghi chép thì vào năm 2006, một người tên là Eddie Hui-Bon-Hoa (con cháu của Chú Hỏa) khẳng định ông Hui Bon Hoa chỉ có ba người con trai, lần lượt mang tên là: Huỳnh Trọng Huấn (Tang Huon Hui Bon Hoa), Huỳnh Trọng Tán (Tang Chanh Hui Bon Hoa) và Huỳnh Trọng Bình (Tang Phien Hui Bon Hoa). Nghĩa là Chú Hỏa không có người con gái nào cả.

Vậy liệu có phải ông Hứa chỉ có 3 người con trai, và sự tồn tại của cô con gái út chỉ là lời đồn nhảm và gia thoại “con ma nhà họ Hứa” chỉ là sản phẩm trí tưởng tượng?

Năm 1973, hãng phim tư nhân Dạ Lý Hương đã sản xuất bộ phim Con ma nhà họ Hứa, với lời giới thiệu là “dựa trên bi kịch xảy với gia đình Chú Hỏa”. Sự thành công ngoài mong đợi của bộ phim khiến cho người ta tò mò nhiều hơn về sự thật liên quan đến gia tộc lừng lẫy bậc nhất đất Sài Thành và căn biệt thự này.

… và căn biệt thự 99 cửa

Nơi tiểu thư Hứa Tiểu Lan dưỡng bệnh cho đến lúc qua đời chính là tòa biệt thự cổ 99 cửa của gia đình họ Hứa nằm tại số 97 Phó Đức chính (quận 1, TP.HCM).

Trong khuôn viên rộng hơn 4.000 m2 là 3 căn dinh thự với lối kiến trúc kết hợp giữa phương Đông và phương Tây hài hòa khiến nhiều người choáng ngợp vì sự bề thế, xa hoa. Tòa biệt thự này được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp tên Rivera vào năm 1929 và được hoàn thành vào năm 1934, do con trai trưởng của Chú Hỏa quản lý. Tòa biệt thự này cũng là nơi đầu tiên sử dụng thang máy ở Sài Gòn. Cổng chính của tòa nhà còn lớn hơn cổng của Dinh Toàn Quyền.

Sau khi Giải phóng miền Nam, gia tộc họ Hứa di tản sang Pháp để sinh sống. Ngôi dinh thự này nay nhà Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Video: Biên giới mở cửa 3 phút, nhiều gia đình Mỹ – Mexico được đoàn tụ đầy xúc động

Theo Tin nhanh Online

 

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook