Thứ Tư, 20/06/2018 | 15:23

Trong các loại cây dùng để làm dược liệu, có một loại cây có nhựa màu đỏ trông rất giống máu người mang tên gọi huyết đằng. Do có nhiều tác dụng đặc biệt nên huyết đằng được nhiều người lựa chọn, thậm chí săn lùng ráo riết. Vậy, huyết đằng có những tác dụng đặc biệt nào?

Đặc điểm của cây huyết đằng

Cây kê huyết đằng thuộc dạng dây leo. Lá kép gồm 5 đến 7 hoặc 9 lá chét. Cụm hoa hình chùy ở ngọn dài 15 đến 20cm. Hoa màu đỏ dài 15mm, xếp sít nhau.

Trong tự nhiên, quả huyết đằng có màu đỏ nâu dài 12cm, có 36 hạt. Khi chặt cây có nhựa màu đỏ chảy ra như máu người.

Theo đánh giá của y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, kê huyết đằng có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ẩm không độc. Do đó kê huyết đằng có tác dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân xương, điều hòa kinh nguyệt…

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây huyết đằng

Chữa viêm khớp dạng thấp

Nguyên liệu: Phối hợp dùng kê huyết đằng, hy thiêm, thổ phục linh, rễ vòi voi, mỗi vị 16g, ngưu tất, sinh địa, mỗi vị 12g, nam độc lực, rễ cà gai leo, rễ cây cúc ảo, huyết dụ, mỗi vị 10g.

Phương pháp: Tất cả mang sắc uống 1thang/ngày.

Chữa đau lưng

Nguyên liệu: Phối hợp kê huyết đằng 16g, rễ trinh nữ 16g, tỳ giải 16g, ý dĩ 16g, cỏ xước 12g, quế chi 8g, rễ lá lốt 8g, thiên niên kiện 8g, trần bì 6g.

Phương pháp: Sắc uống hàng ngày.

Thông kinh lạc, chữa đau khớp

Khi dùng để chữa đau các khớp tứ chi: Phối hợp dùng kê huyết đằng, ngũ gia bì hương, độc hoạt, uy linh tiên, tang chi.

Phương pháp: Mỗi vị từ 10-12g. Mang sắc uống trong ngày.

Chữa thiếu máu, hư lao

Phối hợp dùng kê huyết đằng 200-300g, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7-10 ngày.

Phương pháp: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 25ml. Ngoài ra có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như thục địa, đan sâm, hà thủ ô (liều lượng bằng nhau). Mỗi ngày uống 2-4g, pha với ít rượu.

Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương

Phối hợp dùng kê huyết đằng 12g, cây mua núi 12g, rễ gối hạc 12g, rễ phòng kỷ 10g, vỏ thân ngũ gia bì chân chim 10g, dây đau xương 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, ngâm rượu uống.

Phương pháp: Ngày uống 50ml chia làm 2 lần trong ngày.

Chữa đau dây thần kinh hông

Phối hợp dùng kê huyết đằng 20g, ngưu tất 12g, hồng hoa 12g, đào nhân 12g, nghệ vàng 12g, nhọ nồi 10g, cam thảo 4g.

Phương pháp: Tất cả cho vào sắc với 400ml nước. Khi còn 100ml sử dụng để uống 2 lần trong ngày.

Chữa kinh nguyệt không đều

Phối hợp dùng kê huyết đằng 10g, tô mộc 5g, nghệ vàng 4g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống làm một lần trong ngày.

Lưu ý: Phụ nữ có thai không được dùng.

Ngoài những công dụng trên, huyết đằng còn được sử dụng để tăng cân. Tuy nhiên, lương y Nguyễn Đức Nghĩa khuyến cáo: “Từ trước đến nay không có chuyện uống kê huyết đằng giúp tăng cân. Trong sách vở và trong thực tế cũng vậy. Người bệnh nên sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ, trong một vài trường hợp, vì cây có tính ấm nên khi sử dụng nhiều quá chúng ta sẽ có cảm giác khô họng và bị táo bón”.

Những công dụng ít biết đến của cây huyết đằng

Bài liên quan: Lá xoài có chữa được bệnh tiểu đường?

Yhocvn.net Sưu tầm

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook