Thứ Bảy, 06/01/2018 | 14:30

Bệnh quai bị là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với những người đã bị mắc bệnh. Vậy những đối tượng nào thường sẽ mắc bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Đối tượng nào thường mắc bệnh quai bị?

Do virus Paramyxovirus lây qua đường hô hấp và ăn chung, uống chung dùng chung đồ với người bệnh, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.

Virus quai bị tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần, nên các nhà nghiên cứu đang nghi ngờ bệnh quai bị có thể lây qua đường phân và nước tiểu.

Bệnh do siêu vi trùng paramyxovirus gây ra. Ở miền Nam, bệnh thường xuất hiện từ tháng 10 kéo dài đến tháng sáu năm sau và cao điểm từ tháng 12 đến tháng  3 – 4.  Tuổi mắc bệnh thường là tuổi bắt đầu đi học (sau 3 -5 tuổi) khi trẻ tiếp xúc với môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học.

Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Quai bị thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên và người lớn (phần trăm ít hơn).

Những ai thường hay mắc bệnh quai bị?

Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần…

Hướng dẫn cách điều trị quai bị

Hiện không có thuốc đặc trị bệnh quai bị mà chủ yếu điều trị triệu chứng.

Với thể viêm tuyến mang tai

Dùng nước súc miệng với tỷ lệ pha là: Nước muối 0,9%, dung dịch Axit Boric 5%.

Hạ sốt nếu sốt quá cao, giảm đau (Paracetamol), An thần nhẹ (seduxen,rotunda), dùng các vitamin B vàC, ăn thức ăn dạng lỏng, có thể uốn nước chanh và cam.

Người bệnh cần được nằm nghỉ tại giường, hạn chế đi lại. Đặc biệt là trong khoảng thời gian còn sốt, còn sưng tuyến (thời gian này thường là từ 7-8 ngày đầu). người bệnh cần được cách ly tối thiểu 10 ngày.

Với thể viêm tinh hoàn

Bệnh nhân cần phải nằm nghỉ tại giường khi còn sưng đau. Mặc quần trong để treo tinh hoàn.

Biện pháp giảm đau: Chườm đá, uống paracetamol 0,5´1 viên/lần, uống 2 đến 3 lần /ngày; nên uống lúc no, cách 6 giờ uống 1 lần, dùng thuốc  3-4 ngày.

Trong trường hợp dùng paracetamol mà vẫn không đỡ có thể dùng thêm codein với liều 30 mg-60mg/ngày cho người lớn (chỉ dùng 2-3 ngày) hoặc efferalgan-codein 1viên/lần x 2-3 lần/ngày

Biện pháp giảm viêm: dùng Cortanxyl 20mg-30mg/ngày chia 2 lần uống lúc no, dùng 3-4 ngày. Sau khi tinh hoàn đỡ sưng đau có thể dùng vitamin E 400mg 1 viên/ngày từ 1-2 tháng để tăng sinh tinh trùng.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh quai bị

Cho đến nay biến chứng của quai bị khiến nhiều người lo sợ đó là khả năng gây vô sinh. Đối với biến chứng viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: Biến chứng này có tỷ lệ 20-35% ở người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày nhưng cũng có thể xuất hiện trước hoặc đồng thời. Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù như một sợi dây thường. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày, sau đó khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.

Nhồi máu phổi: Là tình trạng một vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng, có thể tiến đến hoại tử mô phổi. Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.

Viêm buồng trứng: Có tỷ lệ 7% ở nữ sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh .

Viêm tụy: Có tỷ lệ 3-7%, là một biểu hiện nặng của quai bị. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp.

Các tổn thương thần kinh: Viêm não có tỷ lệ 0,5%, bệnh nhân có các hiện tượng như: thay đổi tính tình, bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, rối loạn thị giác, đầu to do não úng thủy. Tổn thương thần kinh sọ não dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm tủy sống cắt ngang, viêm đa rễ thần kinh.

Nguồn: Phunutoday

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook