Thứ Ba, 14/04/2020 | 16:51

Nguyên lý hoạt động máy xét nghiệm sinh hoá

Các máy xét nghiệm sinh hoá từ đơn giản đến hiện đại đều dựa trên nguyên tắc là phương pháp đo màu. Dung dịch cần đo được đưa vào cuvét. Một nguồn sáng có ánh sáng trắng đi qua bộ lọc để thu được một bước sóng phù hợp với dung dịch cần đo, Bộ phát hiện quang thu cường độ ánh sáng đi qua cuvét chứa dung dịch cần đo chuyển thành tín hiệu điện, từ tín hiệu điện này máy có thể tính toán và hiển thị kết quả.

Xét nghiệm sinh hoá là gì?

Xét nghiệm sinh hoá đóng vai trò quan trọng trong y học cũng như trong việc nghiên cứu thay đổi sinh lý, bệnh lý của những hằng số hoá sinh trong cơ thể người, đặc biệt đóng góp vào việc dự phòng chẩn đoán và theo dõi điều trị

Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật áp dụng trong khoa học xét nghiệm, chẩn đoán giúp cho việc đánh giá kết quả diễn ra nhanh chóng, và chính xác

Kết quả xét nghiệm sinh hoá là yếu tố phản ánh những diễn biến bên trong cơ thể. Tuy nhiên, những kết quả xét nghiệm sinh hoá có thể do môi trường tác động như những biến đổi sinh học (tuổi, giới tính, hoạt động, dinh dưỡng,..)

Nguyên lý hoạt động của máy xét nghiệm sinh hoá

Hầu hết các máy xét nghiệm sinh hoá hiện nay đều dùng phương pháp đo đo màu để xác định nồng độ các chỉ số trong bệnh phẩm. Dung dịch cần đo được đưa vào cuvét. Một nguồn sáng có ánh sáng trắng đi qua bộ lọc để thu được một bước sóng phù hợp với dung dịch cần đo, Bộ phát hiện quang thu cường độ ánh sáng đi qua cuvét chứa dung dịch cần đo chuyển thành tín hiệu điện, từ tín hiệu điện này máy có thể tính toán và hiển thị kết quả.

Cấu tạo chung của máy xét nghiệm sinh hoá

Một số máy có thể có những thành phần khác nhau, nhưng tất cả các máy sinh hóa đều có 3 thành phần chính là:

máy xét nghiệm sinh hoá

Nguồn sáng

Là các đèn chiếu sáng có dải sóng tương đối rộng tùy theo bước sóng của phép đo mà người ta có thể sử dụng các loại nguồn khác nhau.

Bộ lọc bước sóng

Bộ lọc bước sóng dùng để chọn lấy một bước sóng yêu cầu cho từng xét nghiệm cho phép một loại bước sóng được truyền qua.

Bộ phát hiện quang

Bộ phát hiện quang có chức năng là biến đổi tín hiệu quang thu được khi ánh sáng đi qua cuvét thành tín hiệu điện. Bộ phát hiện quang là một trong các linh kiện quang- điện, trên thực tế hiện nay thường dùng là photo điốt hay photo tranzito do kích thước nhỏ, thích hợp cho các máy xách tay hoặc những máy có cấu trúc nhỏ. Đồng thời lại có độ nhạy cao hơn các linh kiện khác.

Hiển thị

Kết quả đo sẽ được hiển thị trên khối hiển thị. Tuỳ từng loại máy mà có các cách hiển thị kết quả khác nhau, có thể chỉ đơn giản là hiển thị dưới dạng số trên led 7 thanh, hiển thị trên màn hình CRT hoặc là hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng (LCD)

2. Các phương pháp đo trong xét nghiệm sinh hoá.

2.1. Phương pháp điểm cuối (Endpoint) 

Phương pháp này chỉ đo độ hấp thụ của hỗn hợp phản ứng một lần, đó là lúc phản ứng tạo màu đã sảy ra hoàn toàn, và nồng độ các chất trong dung dịch sau phản ứng đã ổn định. Có thể đo độ hấp thụ ở một bước sóng (monochromatic) hoặc hai bước sóng (bichromatic). Sử dụng dung dịch chuẩn (Standard) để dựng đường chuẩn hay hệ số cài đặt trước.

Chia theo số dung dịch chuẩn sử dụng khi đo ta có 3 loại:

– Phép đo chỉ sử dụng một dung dịch chuẩn: nồng độ của mẫu cũng được tính theo công thức:

– Phép đo sử dụng nhiều dung dịch chuẩn (multistandard): nồng độ của mẫu được xác định từ đường cong chuẩn. Đường cong này dựng được từ các dung dịch chuẩn đã biết trước nồng độ và độ hấp thụ đo được:

(Astandard– Ablank).TR

TR là chiều của phản ứng :                         +1 nếu chiều phản ứng tăng

-1 nếu chiều phản ứng giảm

Nồng độ của mẫu được nội suy từ đường cong chuẩn:    (Asample– Ablank).TR

– Phép đo sử dụng hệ số:

Khi đo không sử dụng các dung dịch chuẩn mà sử dụng một hệ số cho trước để tính ra nồng độ của dung dịch. Nồng độ mẫu được tính theo công thức:

Csample = (Asample– Ablank).F

Với F là hệ số cho trước

Chia theo số bước sóng sử dụng khi đo ta có 2 loại:

– Phép đo một bước sóng: đo độ hấp thụ của dung dịch Trắng, Chuẩn và Mẫu tại một bước sóng.

– Phép đo hai bước sóng: đo độ hấp thụ của Trắng (Blank), Chuẩn và  mẫu (Sample) tại hai bước sóng, một bước sóng chính và một bước sóng phụ, độ hấp thụ của các dung dịch được tính theo công thức sau:

Asample, Astandard, Ablank=Almain– Alref

A: độ hấp thụ

lmain: Bước sóng chính

lref: Bước sóng phụ

2.2. Phương pháp động học (Kinetic)

Phương pháp động học được sử dụng để đo độ hoạt động của enzym. Đặc điểm của phương pháp này là đo ngay khi bắt đầu phản ứng, sau một khoảng thời gian trễ (Delay time) nào đó, không có thời gian đợi phản ứng ổn định.

– Phương pháp đo động học (K):

Độ hấp thụ của hỗn hợp phản ứng được đo n lần trong thời gian phản ứng t (Reaction time), khoảng cách giữa n lần đo là t/n giây và tính giá trị chênh lệch của các độ hấp thụ giữa phép đo sau với phép đo trước, kết quả cuối cùng là tính được giá trị chênh lệch trung bình/phút (DA/min)

Độ hoạt động của enzym được tính theo công thức:

Độ hoạt động của Enzym =DA/min.K.

Trong đó, K là hệ số thường được cho trước với từng loại hoá chất.

Đơn vị đo độ hoạt động enzym là U/L, ngoài ra còn sử dụng đơn vị mới là kat (katal) là lượng men xúc tác sự biến đổi 1 mol cơ chất trong 1 giây.

– Phương pháp đo thời gian cố định (Fixed Time):

Cũng tương tự như phép đo động học, nhưng chỉ khác là thời gian giữa các lần đo độ hấp thụ là cố định.

Yhocvn.net

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook