Nhìn tất cả mọi người đều chú ý chải chuốt, quần áo ai cũng là lượt, phẳng phiêu. Đúng 7 giờ sáng, các bậc phụ huynh có mặt ở phòng họp, ghi tên xong thì tìm đúng ghế của con mình ngồi xuống. Buổi họp phụ huynh giữa cô giáo và cha mẹ học sinh sắp bắt đầu.
Lúc ổn định chỗ ngồi, có những vị phụ huynh lịch sự nhẹ nhàng đi đến chỗ ngồi của con mình trong yên lặng, có những bị phụ huynh nhao nhao nói chuyện bàn tán này nọ. Đột nhiên có một vị phụ huynh nói to làm những phụ huynh khác chăm chăm nhìn bà với vẻ không hài lòng.
Vừa nhìn thấy cô giáo bước vào phòng bà liền to tiếng: “Cô giáo, chả trách mà Ngọc Mai nhà tôi có kết quả học tập thấp vậy, vì sao cô xếp nói ngồi tít ở cuối lớp thế này”. Nói xong bà nhấc ghế ngồi xuống tạo tiếng động lớn vang cả gian phòng.
Với trường hợp này mà nói, các bậc phụ huynh khác không nói gì chỉ biết lắc đầu, cô giáo cũng không bận tâm nhiều đến người phụ nữ và tiếp tục bảo các bậc phụ huynh khác đến ghi tên và tìm chỗ ngồi.
Sắp 7:30, cô giáo thỉnh thoảng liếc nhìn đồng hồ treo tường, kiên nhẫn chờ mọi người viết phiếu đánh giá và ổn định chỗ ngồi.
Ảnh minh họa.
Đã đến giờ, cô giáo mời các bậc phụ huynh yên lặng, đóng cửa lại và bắt đầu cuộc họp. Bỗng nhiên cánh cửa nhẹ nhàng mở ra, một người đàn ông xuất hiện, thở hổn hển.
Đó là một người đàn ông trung niên, toàn thân đầy dầu nhớt nhưng miệng luôn nở nụ cười, anh cũng nhiệt tình xin lỗi cô giáo.
Giọng nói không quá lớn nhưng thu hút ánh nhìn của tất cả các vị phụ huynh trong phòng. Anh mặc một bộ quần áo bảo hộ lao động màu xanh nhưng loang lổ, lốm đốm màu, quần thậm chí còn không nhìn rõ màu do có quá nhiều bụi và bùn đất, chân đi ủng đi mưa, đầu đội mũ bảo hộ, trên người còn có nhiều móc đeo. Chỉ cần nhìn ai cũng biết anh vừa từ công trường xây dựng chạy qua.
Ảnh minh họa.
“Xin hỏi anh là phụ huynh học sinh nào?”, cô giáo hỏi anh.
“Tôi là cha của cháu Đặng Văn Nam”, anh trả lời.
“Ồ..”, cô giáo phát ra một tiếng kinh ngạc.
Phụ huynh hỏi: “Xin hỏi, tôi ngồi ở đâu thưa cô giáo”.
“Chính là vị trí trống còn lại bên tay trái”, nói xong cô lại nói tiếp: “Làm phiền anh ghi tên vào đây”.
Anh cầm bút, sắc mặt có chút ngượng ngùng, cầm tờ giấy xoay 360 độ, cô giáo nghĩ rằng anh ta không tìm thấy tên con trai mình nên chỉ: “Anh ghi tên ở đây này”.
“Cô… Cô giáo, tôi không biết chữ”, nói xong anh cúi đầu xuống rất, rất thấp, trong phòng phát lên những tiếng cười khinh bỉ của các vị phụ huynh ngồi dưới.
Cô giáo nhanh nhẹn: “À, không sao, không sao đâu, tôi sẽ viết thay anh, mời anh về vị trí của em Nam ngồi.”
Cô đứng trước mặt phụ huynh nói tiếp: “Hôm nay là cuộc họp phụ huynh cuối năm học. Cảm ơn các vị phụ huynh đã có mặt và tham gia đầy đủ vào cuộc họp ngày hôm nay. Tôi biết các bậc phụ huynh khi cho con đi học đều mong con cái thành tài. Trước tiên, thông qua cuộc họp này chúng tôi mong các vị phụ huynh có thể chia sẻ cách dạy con để mọi người cùng biết. Bây giờ xin mời phụ huynh em Trần Kiệt bước lên”.
Phụ huynh của bạn nhỏ Trần Kiệt nói xong còn có hai phụ huynh khác bước lên chia sẻ nói về cách dạy con. Họ nói cũng không có gì mới, quản con cái làm bài tập còn mời cả gia sư về nhà dạy thêm cho con.
Lúc cô giáo nói mời phụ huynh em Đặng Văn Nam, cả phòng họp đang im lặng đột nhiên lao nhao.
Họ nhìn thấy cha của Nam hơi đỏ mặt đứng dậy, bước đi ngượng ngùng lúc đi còn không cẩn thân va vào băng ghế dự bị bằng sắt, xin lỗi rồi tiếp tục tiến lên bục giảng.
“Hì..hì…”, anh cười ngượng ngùng, mắt vẫn không dám nhìn thẳng những vị phụ huynh ngồi dưới.
“Học sinh Đặng Văn Nam là học sinh có kết quả học tập tốt nhất trong lớp chúng ta, môn toán học em luôn đứng đầu lớp, em là học sinh rất chăm chỉ, chưa bao giờ đi muộn, cũng rất hòa đồng với những bạn khác trong lớp. Chúng ta cùng im lặng nghe kinh nghiệm dạy con của cha bạn Nam nhé”, cô giáo nói.
“Kinh… kinh nghiệm tôi không dám nói là mình có, tôi chỉ là thích xem con làm bài tập, mỗi ngày đi làm về tôi đều ngồi bên cạnh con xem con làm bài tập”, cha của Nam dừng lại, nhìn cô giáo, cô giáo chỉ mỉm cười nói anh tiếp tục.
“Một ngày nọ, con trai tôi hỏi cha ơi, cha ngày nào cũng ngồi xem con làm bài tập, cha có hiểu gì không? Tôi nói: Nếu con trai cha làm rất nhanh còn xoay xoay bút, cha biết đề bài này dễ, nếu con trai cha bật quạt, uống nước cha liền biết đề bài này rất khó”.
Lớp học im lặng một cách kỳ lạ, người ta còn nghe rõ được tiếng kim đồng hồ xoay trên tường, ngoài cửa sổ phụ huynh của các lớp khác cũng đến đứng ngoài nghe.
“Tôi làm việc ở công trường xây dựng, thường ngày rất bận rộn, nói là dạy chắc tôi không có thời gian dạy nó, chỉ là tôi và con thường hay nói chuyện với nhau. Khi tôi về nhà, làm các công việc nhà, con trai thường hay nói chuyện với tôi.
Tôi nói: Con trai con có muốn giống giám đốc, suốt ngày được đi ra nước ngoài không?
Con trai tôi nói, con muốn.
Tôi liền bảo nó, thế thì con phải học hành thật tốt đấy.
Con trai tôi gật đầu.
Tôi chỉ vào tòa nhà mà tôi tự tay xây nên, hỏi con: Con trai, con có muốn có sống trong những tòa nhà cao, rộng và đẹp đẽ không?
Con trai tôi lại gật đầu.
Tôi lại nói vậy con phải học hành thật tốt đấy.
Nhìn thấy trên đường có những chiếc ô tô dài, đen, bóng loáng, chạy tốc độ rất nhanh, tôi lại hỏi con trai mình: Con có muốn có một chiếc ô tô dài, bóng như vậy không?
Con trai nói muốn.
Tôi lại nói vậy con phải học hành thật tốt đấy.
Tôi chưa từng được đi học, chữ cũng không biết viết, cũng không biết thế nào là đạo lý dạy con. Những lúc làm ở công trường nhìn thấy cái gì về nhà lại nói chuyện với con, nhìn thấy con trai gật đầu, tôi rất vui, sờ đầu con trai.
Con trai rất thích ngồi bên cạnh tôi, nhìn tôi làm cái này cái nọ, nói chuyện với tôi thỉnh thoảng lại mang cho tôi cốc nước. Tôi rất ít cho con trai tiền tiêu vặt, vì vậy mà con trai tôi không biết lên mạng cũng không có tiền chơi game online hay mua đồ ăn vặt. Thời gian nhàn rỗi có thể làm việc nhà, đôi khi còn biết giúp tôi giặt quần áo.
Những người làm công trường như chúng tôi, bốn biển là nhà, công trường ở đâu nhà tôi ở đó, nói về kinh nghiệm tôi không có kinh nghiệm gì cả. Tôi chỉ thích nói chuyện với con, thích sờ đầu con, thích nhìn nó làm bài tập, thích hỏi nó cái này cái kia… Thật sự rất cảm ơn nhà trường đã dạy dỗ con tôi tốt như vậy, dạy nó biết hiểu chuyện, các vị thật vất vả quá.”
Nói xong những lời này anh hướng về phía cô giáo cúi đầu cảm ơn, sau đó hướng về phía các vị phụ huynh ở dưới và lại cúi đầu.
Những vị phụ huynh khác cũng cúi đầu cảm ơn cô giáo, nói rằng các thầy cô đã thực quá vất vả rồi. Họ nhận lỗi vì mình đã không quản lý tốt con cái của mình, đã phải làm các thầy cô phải lao tâm khổ tứ, vất vả dạy dỗ.
Với phụ huynh của Đặng Văn Nam, một người cha không biết chữ thì có những bậc phụ huynh, chia sẻ rằng bản thân đã học lấy bằng này bằng nọ như họ mà hôm nay cảm thấy thật xấu hổ. Khi cả phòng đang chìm đắm trong suy nghĩ của mỗi người thì cha Nam đã về đến chỗ ngồi. Sau đó, tất cả mọi người trong phòng họp đều vỗ tay tán thưởng.
Một người cha mù chữ, gia đình cũng không có điều kiện vậy tại sao lại có thể nuôi dưỡng ra một học sinh học giỏi mà nhân cách tốt như vậy? Hãy để ý xem, người cha này rất biết quan sát con: “Nếu con trai cha làm rất nhanh còn xoay xoay bút, cha biết đề bài này dễ, nếu con trai cha bật quạt, uống nước cha liền biết đề bài này rất khó”. Là một người cha, người mẹ, bạn thử hỏi lại mình xem, mình có làm được như vậy không? Hay bạn chỉ biết mắng mỏ, trách móc, bắt bẻ con cái phải nhất mực làm theo ý của mình? Bạn là ai, là cha, là mẹ, hay là một người bạn để con của ta có thể mở lòng chia sẻ?
Người cha trong câu chuyện mặc dù không được đi học, gia cảnh nghèo khó nhưng luôn muốn nói chuyện và chia sẻ với con. Từ hành động cúi đầu cảm ơn cô giáo, tôn trọng người khác đã cho chúng ta hiểu được phương pháp mà người cha này dạy con mình. Đôi khi không phải là một lời nói chỉ bảo, chỉ cần nhìn hành động của người lớn mà con trẻ tự nhận biết và làm theo. Vì vậy mỗi hành động của chúng ta là vô cùng quan trọng, cần hành xử cho đúng.
Video: Cảnh người cha nhớ mong con trai sau 2 năm thất lạc
Ngọc Mẫn
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.