Và một lần nữa con người trở về với con số 0 tròn trĩnh trong công cuộc khám phá ý nghĩa của giấc ngủ.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Brandeis vừa khám phá ra một sự thât thú vị dù có thể gây chút thất vọng về cơ chế ngủ ở động vật.
Nhà sinh học thần kinh Gina Turrigiano đã khám phá ra rằng cơ chế cân bằng nội môi không hề diễn ra trong quá trình ngủ như trước đây giả định mà hoàn toàn chỉ xảy ra khi cơ thể động vật tỉnh táo.
Cơ chế cân bằng nội môi là quá trình tái cân bằng của não sau một quá trình dung nạp kích thích từ bên ngoài. Hoặc nói một cách đơn giản hơn, sau một ngày dung nạp kiến thức mới, bộ não người bị bão hòa và cần thời gian để “sắp xếp” lại trí nhớ của mình một cách ổn định và có tổ chức để cố thể tiếp tục dung nạp kiến thức mới.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra điều này sau khi theo dõi hoạt động bộ não của những con chuột được phép hoạt động tự do thay vì những con chuột nằm bất động dưới tác dụng của thuốc gây mê như trước. Cụ thể các nhà nghiên cứu đã theo dõi tiến trình hoạt động của các nơ-ron thần kinh tại một bên mắt của đàn chuột (bên mắt còn lại đã bị che tầm nhìn) trong 9 ngày và thu thập lại khối lượng dữ liệu lên đến 6 terabyte (hay 6 nghìn GB).
Giáo sư sinh học thần kinh Gina Turrigiano
Khám phá này có ý nghĩa gì?
Kết quả nghiên cứu này thay vì trả lời bất cứ câu hỏi nào về mục đích của giấc ngủ ở con người thực tế đặt ra một lượng câu hỏi mới hoàn toàn áp đảo.
Tại sao cơ chế cân bằng nội môi không diễn ra trong quá trình ngủ?
Tại sao sự tỉnh táo ở chủ thể lại kích thích cơ chế này hoạt động?
Và quan trọng hơn hết..
Tại sao con người ngủ?
Dù từ trước đến nay con người không có câu trả lời xác đáng về lý do ngủ của mình, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu và đưa ra một số giả thiết khác nhau:
Con người cần ngủ để hồi phục thể lực cũng như trí lực?
Việc nằm bất động vào buổi tối giảm khả năng bị chấn thương và tấn công của tổ tiên loài người?
Giấc ngủ có tác dụng giúp con người tiết kiệm năng lượng?
Nhưng trên hết, giới khoa học đã đồng thuận đặt lý do hàng đầu của giấc ngủ là nhằm duy trì cân bằng cho “tính dẻo” của não bộ, đồng thời cũng được biết đến là cơ chế cân bằng nội môi của hệ thần kinh.
Với mục đích chính này được phủ định, dấu hỏi chấm về vai trò của giấc ngủ ở con người và động vật thực sự lớn hơn bao giờ hết.
Nguồn: GenK
Chưa có bình luận.