Chủ Nhật, 14/08/2016 | 11:30

Trong những năm gần đây, tỉ lệ người mắc bệnh về rối loạn tâm lý như trầm cảm, stress gia tăng. Một trong những nguyên nhân là do xã hội phát triển quá nhanh, con người không kịp thay đổi để thích nghi với môi trường và hoàn cảnh. Vì thế, tâm lý học đặc biệt có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, số lượng trường đào tạo và số lượng thí sinh theo học ngành này chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của xã hội.

Ngành tâm lý học: Thiếu nhân lực

Vấn nạn sức khỏe tâm thần

Cuộc sống hiện đại đem lại cho con người nhiều sự tự do về vật chất, tinh thần nhưng cũng đẩy không ít người đến những nỗi buồn khó giải thích. Ở người trưởng thành, căn bệnh tâm lý phổ biến là chứng trầm cảm. Trước đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã dự đoán rằng năm 2020 sẽ có khoảng 121 triệu người mắc bệnh trầm cảm, bệnh này cướp đi mỗi năm trung bình 850.000 mạng người và là căn bệnh xếp hạng 2 trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu.

Theo TS. BS Tô Thanh Phương – PGĐ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, khoảng 15% dân số nước ta có vấn đề về sức khoẻ tâm thần. Phần lớn bệnh nhân trầm cảm nặng thuộc lứa tuổi từ 16-35. Số liệu từ Trung tâm phòng chống khủng hoảng tâm lý (PCP) cho biết, có tới 4,2% số người có hành vi tự tử. Ngoài ra, các vấn đề khác về tâm lý như: tâm lý học đường, tâm lý lứa tuổi dậy thì, tâm lí phụ nữ sau khi sinh, rối loạn cảm xúc… đều là những vấn đề tâm lý cần được quan tâm và cần có chuyên gia, bác sĩ tâm lý tham vấn, trị liệu kịp thời.

Đặc biệt đối với những rối nhiễu tâm trí ở trẻ em. Theo kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam, hơn 10.000 thanh niên Việt Nam đang trong tình trạng báo động về sức khỏe tâm thần. Hơn 4% em từng nghĩ đến tự tử, gần 30% từng cảm thấy rất buồn hoặc vô ích trong xã hội, hơn 20% hoàn toàn thất vọng về tương lai… Trong những năm gần đây, hiện tượng bạo lực học đường diễn biến phức tạp làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tinh thần học sinh cũng như gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về sinh lí thì tâm lý cũng đang phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn, khả năng nhận thức và kiềm chế bản thân vẫn chưa có sự phát triển hài hòa cùng với sinh lí, nhận thức của trẻ trong giai đoạn này khó có thể đối mặt được với những nguy cơ tiềm ẩn ngoài xã hội. Sự phát triển không đồng đều giữa tâm sinh lí, dẫn đến nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đây chính là một trong những yếu tố trực tiếp dẫn đến hành vi bạo lực trong nhà trường của thanh thiếu niên. Vì thế càng cần sự định hướng của các chuyên gia tâm lý.

Theo các chuyên gia tâm lý, triệu chứng của các bệnh tâm lý thường không rõ ràng, do vậy người bệnh thường chủ quan, đến lúc phát hiện bệnh thì đã đến giai đoạn nghiêm trọng. Quá trình điều trị các bệnh tâm lý nặng đòi hòi sự kiên trì, tuân thủ chặt chẽ các liệu trình và ngăn ngừa sự tái phát. Vì vậy những nhà tâm lý học đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tháo gỡ những rắc rối trong cuộc sống của con người.

Thiếu nhân lực

Ở Việt Nam, tâm lý học vẫn còn là một ngành khá mới mẻ, mới chỉ có các khoa tâm thần ở các bệnh viện. Một vài năm gần đây, các trung tâm tư vấn tâm lý đã hình thành, song chất lượng điều trị vẫn dừng ở con số khiêm tốn. Một bộ phận những nhà tâm lý học không được đào tạo bài bản, một bộ phận khác lại phát triển từ những ngành nghề khác. Trong tương lai, số bệnh viện chuyên khoa tâm thần sẽ được mở rộng ở các tỉnh, phục vụ việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho đông đảo người dân. Nhìn nhận khái quát, PGS.TS Nguyễn Văn Thọ- Trưởng Khoa KHXH &NV Trường ĐH Văn Hiến cho biết: Nhu cầu cao về nhân lực có trình độ ở lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần trong tương lai, là khá rõ.

Thực tế cho thấy, số lượng thí sinh chọn ngành thường quan tâm đến lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật, ít thí sinh nhận thấy vai trò của ngành tâm lý, xã hội. Do vậy, một số ngành theo xu thế đã dư thừa nguồn lao động như ngân hàng, giáo viên… trong khi đó có những ngành lại không đủ nhân lực đáp ứng nhu cầu như ngành tâm lý, xã hội.

PGS.TS Trần Tuấn Lộ- Giảng viên ngành Tâm lý học của ĐH Văn Hiến cho rằng, ngành Tâm lý học đặc biệt có vai trò quan trọng trong xu thế ngày càng phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, số lượng trường đào tạo và số lượng thí sinh theo học ngành này chưa đáp ứng đủ nhu cầu nhân lực của xã hội. Riêng tại trường ĐH Văn Hiến, mỗi năm có khoảng 60 sinh viên nhập học ngành Tâm lý học. Những trải nghiệm trong quá trình thực tế giúp các em hiểu và đam mê với môn học và với nghề nhiều hơn, bởi vai trò của ngành tâm lý học là giúp cho những người có vấn đề tâm lý thoát khỏi sự bế tắc của họ. Những em thích nghiên cứu chuyên sâu thì theo chuyên ngành tâm lý học tham vấn và trị liệu, những em thích làm việc trong doanh nghiệp thì lựa chọn chuy

Ông Trần Anh Tuấn- Phó giám đốc thường trực Falmi (Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động, thuộc Sở LĐTB&XH TP.HCM) cho biết, trong giai đoạn 2013-2015 đến 2020 nhân lực chuyên ngành tâm lý học rất cần thiết cho các nhu cầu cơ quan giáo dục – xã hội, y tế, cơ quan nghiên cứu xã hội, các trường học, các tổ chức doanh nghiệp hoạt động tư vấn nghề nghiệp – xã hội. Theo dự báo nhu cầu nhân lực, tại TP.Hồ Chí Minh, giai đoạn từ nay đến 2020, hàng năm, nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp… ở ngành tâm lý hơn 1.000 người.

Còn BS Thân Thái Phong- Bệnh viện Tâm thần Trung ương1 cho biết, ở Việt Nam hiện đang nỗ lực cung cấp dịch vụ trị liệu tâm lý cho bệnh nhân, nhưng trên thực tế đang rất thiếu nhân lực và kinh phí.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về sinh lí thì tâm lý cũng đang phát triển nhưng với tốc độ chậm hơn, khả năng nhận thức và kiềm chế bản thân vẫn chưa có sự phát triển hài hòa cùng với sinh lí, nhận thức của trẻ trong giai đoạn này khó có thể đối mặt được với những nguy cơ tiềm ẩn ngoài xã hội. Sự phát triển không đồng đều giữa tâm sinh lí, dẫn đến nảy sinh nhiều mâu thuẫn, đây chính là một trong những yếu tố trực tiếp dẫn đến hành vi bạo lực trong nhà trường của thanh thiếu niên.

L

Nguồn: Đại đoàn kết

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook