Thứ Năm, 22/06/2017 | 10:12

Có 100 tù nhân mắt xanh rất giỏi logic đang bị giam cầm trên hòn đảo của một nhà độc tài hung ác. Hy vọng tự do duy nhất của những tù nhân nằm trong lời giải của một câu đố siêu hóc búa nổi tiếng mà Google từng dùng để tìm kiếm nhân tài.

Bạn hãy tưởng tượng một hòn đảo có 100 người, tất cả đều giỏi logic và đều bị giam giữ bởi một nhà độc tài hung ác. Họ không thể thoát khỏi hòn đảo trừ phi họ tuân theo 1 quy tắc kỳ lạ. Vào ban đêm, bất kể tù nhân nào đều có thể tiếp cận các lính canh và yêu cầu cho rời khỏi đảo. Nếu người đó có đôi mắt xanh thì sẽ được thả ra, nếu không sẽ bị quăng vào núi lửa.

Sự thực là tất cả 100 tù nhân đều có mắt màu xanh, nhưng họ đã sống trên đảo từ khi mới sinh. Nhưng nhà độc tài biết chắc rằng không ai trong số họ biết rõ màu mắt của mình. Không có gương trên đảo, ngay cả nước cũng được đựng trong các chai mờ đục, và điều quan trọng nhất là họ không được giao tiếp với nhau.

Dù mỗi người có thể nhìn thấy màu mắt của người sáng vào mỗi sáng, nhưng tất cả họ đều không muốn mạo hiểm với tính mạng khi chưa thực sự chắc chắn. Sau khi chịu nhiều áp lực từ các tổ chức nhân quyền, kẻ độc tài miễn cưỡng để bạn đến hòn đảo để giải cứu các tù nhân với điều kiện sau:

Vậy bạn phải làm thế nào để giải cứu các tù nhân mà không vi phạm thỏa thuận với nhà độc tài?

Sau một thời gian vắt óc suy nghĩ, bạn quyết định nói với đám đông: “Ít nhất một người trong số các bạn có mắt màu xanh.” Nhà độc tài tỏ ra nghi ngờ nhưng cho rằng lời nói của bạn sẽ không thay đổi được điều gì. Sau khi bạn rời đi, cuộc sống trên đảo vẫn diễn ra bình thường. Nhưng vào một buổi sáng ngày thứ 100 sau khi bạn rời đi, hòn đào không còn bóng dáng tù nhân nào – tối hôm qua tất cả đã rời đi. Vậy chuyện gì đã xảy ra? Bạn có thể lý giải được không?

.

.

.

Đáp án:

Cách này có thể áp dụng với một số lượng tù nhân không giới hạn. Đầu tiên, hãy đơn giản hóa bài toán với giả thiết chỉ có 2 người trên đảo là A và B. Mỗi người trong số họ đều thấy người kia có mắt màu xanh, và cả hai đều biết rằng có thể chỉ có 1 người có mắt xanh. Đêm đầu tiên, không một ai rời đi, nhưng khi họ thấy người còn lại vẫn ở đó vào sáng hôm sau thì họ có thông tin mới. A nhận ra rằng: Nếu B thấy một người không phải là mắt xanh cạnh anh ấy, thì B sẽ hiểu ra rằng anh ấy có mắt xanh và sẽ rời đi vào tối hôm qua. B cũng nghĩ tương tự như A. Việc người còn lại chờ đợi đã vô tình tiết lộ màu mắt của đối phương. Vào đêm thứ 2, cả hai cùng rời đi.

Bây giờ tưởng tượng có 3 tù nhân là A, B và C. Mỗi người đều thấy hai người còn lại có mắt xanh, nhưng họ không chắc những người còn lại có nhìn thấy hai người mắt xanh không hay chỉ có một. Họ vẫn chờ đời vào đêm đầu tiên, nhưng tới sáng hôm sau họ vẫn chưa chắc chắn.

C nghĩ: “Nếu mình không phải mắt xanh, A và B chỉ phải theo dõi một người và cả hai sẽ rời đi vào tối thứ hai, nhưng sáng hôm thứ 3 vẫn thấy cả hai người kia, C nhận ra hai người kia cũng phải theo dõi mình. A và B cũng suy nghĩ tương tự, vậy nên tất cả họ rời đi vào đêm thứ 3.

Sử dụng phân tích tương tự, chúng ta có thể thấy khuôn mẫu sẽ lặp lại bất kể có bao nhiêu tù nhân. Chìa khóa ở đây chính là khái niệm “Kiến thức phổ biến” được đưa ra bởi nhà triết học người Mỹ, David Lewis. Theo đó thông tin mới nằm trong bản thân lời thông báo của bạn và trong việc lời thông báo đó cùng lúc đến tất cả mọi người. Bây giờ bên cạnh việc có ít nhất một người trong số họ có mắt xanh, mỗi tù nhân cũng biết tất cả người khác đang theo dõi tất cả những người mắt xanh mà họ có thể thấy. Mọi người đều biết và như vậy, bất kỳ tù nhân nào cũng không biết bản thân có là một người mắt xanh đang được những người khác theo dõi cho đến khi số đêm trôi qua bằng số tù nhân trên hòn đảo. Tất nhiên, bạn có thể tiết kiệm 98 ngày cho các tù nhân trên đảo bằng cách nói với họ: “có ít nhất 98 tù nhân mắt xanh ở trên đảo.” Nhưng với sự có mặt của nhà độc tài, thì bạn sẽ đánh mất cơ hội giải cứu các tù nhân.

Video: Ông lão mất 10 năm chịu thua câu đố hóc búa, cuối cùng chuyên gia xuất hiện thực hiện hóa giải 

 

Hạo Hà

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook