Thứ Bảy, 21/05/2016 | 22:51

David Harsanyi là biên tập viên cao cấp tại tờ The Federalist và tác giả của cuốn The People Have Spoken (and They Are Wrong): The Case Against Democracy. Dưới đây là những suy nghĩ của ông về tình cảnh của Hoa Kỳ trước làn sóng khủng bố Hồi giáo cực đoan.

Lúc này đây, chúng ta sống trong một quốc gia có một quần thể Hồi giáo yêu nước, đa dạng, và đã được hòa nhập, nhưng tình hình này luôn có thể thay đổi. Giống như châu Âu, chúng ta đã có thể đón nhận những người nhập cư đến từ những nơi đầy rẫy chủ nghĩa cực đoan. Chúng ta có thể không khích lệ sự đồng hóa. Chúng ta có thể bỏ qua bất cứ ai có mối quan tâm chính đáng về những mối đe dọa, cho họ là những kẻ cực đoan. Sau mỗi cuộc tấn công khủng bố, phần lớn các phương tiện truyền thông lại cảnh báo người Mỹ về làn sóng sắp tới của “Nỗi sợ Hồi giáo” (Islamophobia) – một trong các thuật ngữ ngớ ngẩn và gây hiểu lầm nhất trong tranh luận chính trị.

Thậm chí trước khi các thi thể đã được dọn sạch khỏi đường phố ở Brussels, nơi các cuộc tấn công được khẳng định cướp đi ít nhất 34 sinh mạng cùng với rất nhiều người khác bị thương, các nghi phạm thông thường đã cảnh báo về cảm giác thương tổn và phản ứng dữ dội mà chẳng bao giờ thực sự xảy ra. Tôi cho rằng không có gì sai với việc phải cảnh giác. “Nhưng bằng cách đổ lỗi cho đạo Hồi, chúng ta đang làm chính điều mà những kẻ khủng bố muốn”. Điệp khúc quen thuộc này, tuy nhiên, là có vấn đề.

Bên trong sân bay thủ đô Brussels của Bỉ vào hôm bị khủng bố tấn công 22/3/2016 (Ảnh: Facebook)

Phe cánh Tả thường xuyên đưa ra những so sánh đạo đức nực cười, hoài cổ (hàng thế kỷ, nếu cần thiết) để làm lệch đi một thực tế đơn giản: Trong thế giới hiện đại này, chủ nghĩa khủng bố chính trị hầu như chỉ liên quan đến những người theo đạo Hồi. Miễn thứ hoàn toàn cho tín ngưỡng Hồi giáo đối với tội danh khủng bố thì cũng lố bịch như việc đổ lỗi cho tất cả những người Hồi giáo. Bây giờ, hầu như không có gì mà phe cấp tiến không thể biến thành một mối bất bình vị chủng, nhưng có những hậu quả thực tế đối với thể loại trí thức không trung thực này.

Gần đây, thay vì gây áp lực xã hội lên những người di dân để hoà nhập và giữ chuẩn mực văn hóa phương Tây, chúng ta lại bị ép phải chấp nhận rằng tất cả các ý thức hệ là đều có giá trị và đạo đức như nhau. Bất cứ sự phân biệt nào đều bị lên án là không khoan dung hoặc phân biệt chủng tộc. Và, với việc bùng nổ nhập cư Hồi giáo vào phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ, thì áp lực ngày càng tăng buộc người ta tham gia vào loại từ bi vờ vịt này.

Tối ngày 14/11, dân chúng Paris đã thắp nến tưởng niệm cho những người đã mất tại hiện trường. (Nguồn: David Ramos/Getty Images)

Sau các cuộc tấn công tháng 11 năm 2015 ở Paris, Ian Tuttle ở mục Điểm báo Quốc gia trực tuyến đã chỉ ra những con số nhập cư: Năm 1992, 41% cư dân thường trú mới tại Hoa Kỳ – những người có thẻ xanh – đã tới từ khu vực châu Á -Thái Bình Dương, Trung Đông và Bắc Phi hoặc vùng hạ Sahara châu Phi, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew. Một thập kỷ sau đó, tỷ lệ này là 53%. Trong cùng thời gian đó, theo dự đoán, số lượng người nhập cư Hồi giáo đến Hoa Kỳ hàng năm đã tăng gấp đôi, từ 50.000 người đến khoảng 100.000 người mỗi năm. Năm 1992, chỉ có 5% người nhập cư Hồi giáo đến từ vùng hạ Sahara châu Phi; 20 năm sau, con số đã là 16%. Trong số 2,75 triệu người Hồi giáo tại Hoa Kỳ vào năm 2011, thì 1,7 triệu là cư dân thường trú hợp pháp.

Tại châu Âu, hoà nhập cộng đồng đã là một thảm họa. Với những vùng người Hồi giáo rộng lớn bị cô lập, không những có những bất mãn về kinh tế, mà còn là nơi cho chủ nghĩa cực đoan lây lan. Bây giờ, nhiều quốc gia châu Âu đã thêm số lượng lớn người Hồi giáo bị bất mãn tiềm ẩn vào trong “hỗn hợp nổ” này. Tại Đức, một trong những quốc gia tiên tiến nhất (và hào phóng nhất) thế giới , các gia đình người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ đến từ những năm 1950 vẫn không thể tìm thấy chố đứng của họ trong xã hội chủ lưu. Điều tương tự cũng có thể rút ra cho người Algeria ở Pháp. Bọn khủng bố có thể đến từ tất cả các tầng lớp xã hội, nhưng sự bất lực và nghèo đói có thể làm cho những người trẻ tuổi dễ bị ảnh hưởng đối với loại hình cực đoan này.

Nhập khẩu một số lượng lớn người tị nạn mới mà không có bất kỳ kế hoạch thực tế để giúp họ tránh một số phận tương tự thì chính là tự thiêu văn hóa. Không phải tất cả, nhưng rất nhiều cuộc thảo luận về “nỗi sợ Hồi giáo” xoay quanh sự chỉ trích kinh khiếp về tính hẹp hòi, ti tiện. Vấn đề này, ngay cả ở châu Âu, chúng ta cũng thường nghe nói rằng người Hồi giáo đang bị siết quá chặt bởi phong tục và các quy tắc của xã hội phương Tây. Một đoạn văn nhỏ của hãng truyền thông (Hồi giáo) Mỹ Al Jazeera phản ánh một quan điểm đồng cảm với nhiều người bên cánh tả: “Tại sao những người Mỹ theo đạo Hồi phải hoà nhập? Một số nền văn hóa tại Hoa Kỳ đã được phép giữ nguyên tình trạng khác biệt, vậy tại sao lại dùng tiêu chuẩn kép như vậy?”

Thậm chí chúng ta còn thừa nhận rằng tồn tại tiêu chuẩn kép (mà điều đó là có, nhưng không phải theo nghĩa tác giả tưởng tượng). Thật khó phủ nhận rằng một số nền văn hóa có xu hướng sẽ ôm giữ sự hẹp hòi còn một số thì không. Và vấn đề Hồi giáo đã vượt quá xa bất kỳ cá nhân nào lựa chọn cho nổ tung nhà ga sân bay, hoặc bắn hạ những người đi nghe hoà nhạc, hoặc tham gia vào tội diệt chủng hoặc đâm các bà mẹ trước mặt con cái họ. Ngoài các cộng đồng bị trần tục hóa, còn có một chủ nghĩa hẹp hòi bị thể chế hóa – đầy ắp sự thù ghét phụ nữ, tâm lý chống Kitô giáo, chống Do Thái, hạn chế về tự do ngôn luận, kiểu hội chứng sợ những người đồng tính luyến ái mà kết thúc bằng những người lủng lẳng dưới giá treo cổ, v.v… – khắp nơi trong thế giới Hồi giáo.

Chỉ ra điều này không phải là phân biệt chủng tộc: Thần học (tập hợp những tín ngưỡng tôn giáo) không phải là một màu da. Và Hoa Kỳ sẽ không được miễn trừ việc đối phó với thực tế này. Động lực này nuôi cấp cho trường hợp bài ngoại của người theo chủ nghĩa dân tộc. Việc gia tăng các phong trào dân tộc chủ nghĩa – và chủ nghĩa Trump có thể xếp chung hàng – đưa ra một đối trọng nguy hiểm trước sự đồng cảm giả mạo của phe cánh tả. Khi các chính trị gia (chẳng hạn như tổng thống Mỹ) quy tội những người Mỹ về việc chứa chấp những lo ngại chính đáng quanh vấn đề về di trú hoặc bạo lực, người Mỹ sẽ sớm tìm đồng minh ở những nơi khác. Họ sẽ nắm lấy những ý tưởng xấu. Và cả hai nhóm sẽ chịu trách nhiệm về việc buông thả chậm dần những giá trị tự do tại quê nhà.

David Harsanyi, 25/3/2016

Nguồn: ĐKN

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook