Chưa có bộ phim nào trong lịch sử đánh vào vấn đề về chủng tộc, giới tính, bài ngoại, và định kiến theo một cách thẳng thắn và cởi mở như vậy, trong khi vẫn hấp dẫn và dễ hiểu với trẻ nhỏ.
Hầu như mọi lúc, ta nhận được thứ văn hóa đại chúng mà ta xứng đáng – chứ chẳng phải thứ văn hóa mà ta cần. Và đó là điều làm nên Zootopia, bộ phim mới nhất của Disney Animation. Bộ phim giờ đã là một bom tấn, đạt mức kỷ lục của Disney, 74 triệu USD, trong cuối tuần đầu công chiếu. Nhưng điều thực sự đặc biệt của Zootopia chính là một câu chuyện ngụ ngôn hoành tráng về cách mà những chủng tộc, giới tính, và sự khác biệt cùng khiến cho cuộc sống của chúng ta trở nên phức tạp và phong phú.
Và nó sẽ chẳng thể đúng lúc hơn nữa. Trong một kỉ nguyên mà trẻ nhỏ nhận thức rõ ràng hơn về những vấn đề về bản sắc hơn bao giờ hết, cha mẹ thường phải đối mặt với những câu hỏi rất khó để trả lời từ lũ trẻ của mình. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta đều nhận ra rằng cố gắng bao bọc trẻ khỏi thực tế của thành kiến và bất bình đẳng chẳng hề giúp gì trong việc bảo vệ chúng. Thực tế, né tránh những câu hỏi đó thường khiến trẻ dễ bị tổn thương bởi những sự tiết lộ tàn ác hơn từ những nơi chẳng có mấy sự đồng cảm.
Grace Hwang Lynch, đã viết về trải nghiệm đến đau tim của mình khi cố gắng lý giải lập trường của ứng viên tổng thống Mỹ Donald Trump về nhập cư cho cậu con trai 10 tuổi của cô, vốn đang rất lo sợ rằng ông bà của cậu sẽ bị trục xuất. Margaret Jacobsen nói về trải nghiệm khi là một người mẹ da đen trong một ngày mà họ đã công bố viên cảnh sát bắn chết cậu bé Tamir Rice 12 tuổi sẽ không bị truy tố. Một vị phụ huynh, đã chia sẽ về việc cậu con trai 9 tuổi của mình chứng kiến bạn cùng lớp đã nói rằng một vài người chẳng hề “thuộc về” nước Mỹ, bởi ngoại hình, tổ tiên hay giọng nói của họ.
Zootopia khiến cha mẹ có thêm một cách để giúp trẻ hiểu được tác động của những sự cố như vậy bằng cách bắt đầu câu chuyện về những chủ đề đó từ một vị trí rất an toàn và công tâm. Bộ phim đã đưa chính trị phức tạp của bản sắc đa văn hóa vào một thế giới nơi mà những động lực chính khiến nhân loại phân mảnh – chủng tộc và vai trò xã hội của giới tính – được thay bằng những thứ gần gũi hơn khiến vương quốc động vật phân tầng: “Kẻ săn mồi và con mồi”, “lớn và nhỏ”. Trong thế giới của Zootopia, thú ăn thịt và ăn cỏ, kẻ to lớn hay nhỏ bé, đều chung sống trong hòa bình. Nhưng đó là một sự êm ấm đầy căng thẳng, mang theo những vết sẹo, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, từ một quá trình lâu dài của sự ác cảm.
Một vài điều rất thực tế. Mèo rừng không thể sống trong môi trường bắc cực lạnh giá, nên chúng và những loài nhiệt đới sẽ sống trong một khu rừng điều khiển được khí hậu. Động vật gặm nhấm sẽ ở trong những đô thị tí hon trên tường để bảo vệ chúng khỏi những móng vuốt ương ngạnh.
Nhưng một vài tập tục xã hội của Zootopia còn có nguồn gốc văn hóa sâu xa hơn nữa. Trong một cảnh mà thú có vú cỡ trung như Nick Wild (một con cáo, lồng tiếng bởi Jason Bateman) tìm cách để mua kem tại một cửa hàng dành cho voi và những sinh vật kích thước lớn khác, sau đó dẫn tới một cuộc đổi chác dường như được dựng lên từ Chế độ phân chủng (Jim Crow). Kết quả là một xã hội đi gần như đúng hướng – nhưng chỉ bởi nó dựa trên cơ sở của sự phân biệt và bất bình đẳng xã hội.
Kích cỡ cũng định hình quyền lực chính trị, khiến cho Zootopia giống như một kiểu phân biệt chủng tộc động vật vui tươi vậy. Thị trưởng thì là một con sư tử đực tráng kiện. Hệ thống thực thi luật pháp cũng bao gồm toàn những con mãnh thú vạm vỡ với thái độ và biểu cảm hăm dọa. Nhưng khi số lượng con mồi quá lớn so với kẻ đi săn tới chín lần, trợ lý thị trưởng (một con cừu cái), đã thuyết phục sếp của mình tiến hành Quyền đề xướng của Động vật có vú để xoa dịu những cử tri ăn cỏ. Chương trình giống như chính sách Affirmative Action này đã thành công trong việc tuyển Judy Hopps (một con thỏ, lồng tiếng bởi Ginnifer Goodwin) làm cảnh sát thú cỡ nhỏ đầu tiên của ZPD.
Khó khăn với việc hòa nhập vào một môi trường được thiết kế cho những con thú to lớn hơn, Judy thấy bản thân mình phải cố gắng gấp đôi để có thể vượt qua trở ngại và áp bức. Như những giảng viên trốn việc tại học viện cảnh sát, hay những đồ đạc quá khổ. Nhưng những thách thức này chẳng ảnh hưởng gì đến cô ấy. Cho dù nhỏ bé, cô vẫn chẳng hề e ngại những kẻ to lớn tìm cách dội những “gáo nước lạnh” về mình. Tuy nhiên, cô vẫn luôn mang đặc tính của một thú ăn cỏ nhỏ bé, và mang giới tính nữ. Đó chính là sự giao thoa giữa bản năng giới tính và những đặc điểm nhận biết thiểu số khác.
Tất cả khiến cho Zootopia trở nên đặc biệt và then chốt. Chưa có bộ phim nào của Disney-Pixar cho thấy việc thổi hồn Pixar vào người anh em Disney Animation đã khiến cho nó tái sinh như thế nào. Hơn nữa, sự sáp nhập còn giúp cho Disney vượt qua chính Pixar trong sáng tạo, chiều sâu và độ phong phú trong cách kể chuyện.
Phim hoạt hình của Disney thường là về những mối đe dọa từ bên ngoài, khủng hoảng và những phiền phức. Cho dù hoạt hình của họ dường như êm dịu trong cái nhìn đầu tiên, tối tăm, chết chóc và sự hy sinh luôn phập phồng ở ngay dười bề nổi. (Sau cùng thì Disney cũng chả có vấn đề gì với chuyện khiến mẹ của Bambi phải chết.) Tuy nhiên, thứ luôn thiếu ở những bộ phim kinh điển của Disney chính là đời sống nội tâm của các nhân vật. Suy nghĩ của những nhân vật Disney gần như luôn được biểu hiện qua những cảnh âm nhạc hoành tráng, khiến cho cảm xúc của họ bị mờ đi với những cảnh tượng mất tập trung. Chưa có bộ phim nào trong ký ức đánh vào vấn đề về chủng tộc, giới tính, bài ngoại, và định kiến theo một cách thẳng thắn và cởi mở như vậy, trong khi vẫn hấp dẫn và dễ hiểu với trẻ nhỏ.
Trong khi đó, Pixar thì quá tuyệt trong việc biểu hiện đời sống nội tâm của nhân vật. Đỉnh cao phải nhắc đến Inside Out, một bộ phim mà thậm chí cảm xúc cũng có cảm xúc của riêng mình. Nhưng studio này vẫn luôn tránh đi vào những khía cạnh tối tăm hơn của “đời thực”, đặc biệt là thế lực xã hội đang ngày càng gây ra nhiều bất ổn mà trẻ em phải trải qua trong cảm xúc của chúng. Phim của Pixar có xu hướng đẩy sự việc đau thương ra khỏi màn ảnh, chỉ ám chỉ chúng một cách gián tiếp hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn.
Như với Finding Nemo, khoảnh khắc tương đồng với cái chết của mẹ Bambi nhất là cảnh phim mẹ Nemo đối mặt với một con cá nhồng. Nemo chỉ đang là một quả trứng, và Marlin cha cậu thì đang bất tỉnh. Người xem chỉ biết là người mẹ đã ra đi. Có thể là bị ăn thịt, nhưng ai chắc được? Trái ngược bới Bambi, ta sẽ không nghe thấy tiếng súng, và cũng sẽ không thấy được sự kinh sợ trên nét mặt con trẻ. Đó không phải cách làm của Pixar.
Điều cuối cùng, Zootopia chính là một phim hoạt hình mà ta cần đến – một câu truyện ngụ ngôn về một thời đại ngày càng phức tạp, được tạo ra bởi cuộc sáp nhập dài hạn từ thế mạnh của hai studio anh em. Sự sáng tạo đã thu được kết quả – một tác phẩm mà cả ý thức xã hội lẫn tiềm thức bản thân đều có tiếng nói cho riêng mình. Thế giới hoạt hình của trẻ nhỏ sẽ dần thay đổi. Ta có thể hy vọng vào điều đó.
Theo Qz.
Nguồn: GenK
Chưa có bình luận.