Thừa nhận những mối quan tâm và nỗi lo sợ của bệnh nhân là quan trọng, nhưng đồng thời khuyên bệnh nhân tập trung vào việc tiệt trừ virus hoặc làm chậm tiến triển bệnh, hơn là mất công sức vô ích và những nỗi lo sợ về các dấu hiệu hoặc cố gắng tìm kiếm xem đã bị nhiễm như thế nào.
DẤU HIỆU VIÊM GAN VIRUS C
Nỗi lo sợ bị kỳ thị có thể làm cho một số người không tìm đến sự giúp đỡ hoặc thảo luận vấn đề nhiễm virus hoặc điều trị với bạn bè và gia đình. Ngoài ra, một số người có thể không muốn thừa nhận những hoạt động có khả năng gây ra nhiễm bệnh ngay cả khi được điều tra trực tiếp và đơn giản là nhiều người không thể xác định họ đã bị nhiễm như thế nào.
Vì vậy, thừa nhận những mối quan tâm và nỗi lo sợ của bệnh nhân là quan trọng, nhưng đồng thời khuyên bệnh nhân tập trung vào việc tiệt trừ virus hoặc làm chậm tiến triển bệnh, hơn là mất công sức vô ích và những nỗi lo sợ về các dấu hiệu hoặc cố gắng tìm kiếm xem đã bị nhiễm như thế nào.
NHỮNG MỐI QUAN TÂM VỀ VIỆC LÂY LAN VIRUS
Khẳng định với bệnh nhân rằng HCV không lây truyền qua hắt hơi, ho, nôn, sử dụng dao kéo hoặc chén đĩa chung, sử dụng phòng tắm hoặc nhà vệ sinh hoặc qua những hoạt động thông thường cuộc sống hàng ngày.
Nhắc nhở bệnh nhân dọn dẹp các vết máu và loại bỏ các vật bị vấy bẩn một cách an toàn (như dao cạo, băng vệ sinh…)
Nếu bị nhiễm HCV bị mắc phải do tiêm chích hoặc do những hoạt động giao hợp có nguy cơ cao có thể gây tiếp xúc trực tiếp máu qua máu, hướng dẫn để bệnh nhân chấp nhận điều này, hiểu những hậu quả của quá trình điều trị và tránh những hành vi thái độ có nguy cơ cao về sau.
Tùy vào hoàn cảnh của từng bệnh nhân, cần đề nghị bệnh nhân chủng ngừa chống viêm gan virus A và B để tránh nhiễm các virus này về sau.
NỖI LO SỢ PHẢI SINH THIẾT
Bệnh nhân có thể miễn cưỡng chấp nhận sinh thiết, vì sinh thiết giống như một “cuộc giải phẫu” và không phải không có nguy cơ hoặc khó chịu. Cần thăm dò và làm giảm bớt những lo âu đó trong khi tư vấn cho bệnh nhân trước khi tiến hành sinh thiết.
Có thể bắt đầu điều trị mà không cần sinh thiết gan (ví dụ kiểu di truyền 2 và 3) nếu có lý lẽ chắc chắn với các trường hợp nhiễm HCV dựa vào những phương pháp không gây tổn thương.
THIẾU RÕ RÀNG VỀ TIẾN TRIỂN CỦA ĐIỀU TRỊ
Bệnh nhân có kiểu di truyền 1, 4, 5 và 6 có lượng virus giảm 102 vào tuần 12 so với ban đầu (được phát hiện nhờ PCR định lượng), được xem là có “đáp ứng virus sớm”. Những bệnh nhân này có thể được thông báo rằng họ có cơ hội rất tốt để đạt được đáp ứng virus kéo dài nếu họ tiếp tục điều trị theo liều đã được kê toa và đủ thời gian, vì sự sao chép virus trong gan có thể vẫn còn hoạt động tại thời điểm này. Đối với những bệnh nhân có kiểu di truyền 2 và 3, một số thầy thuốc có thể không cho xét nghiệm tại tuần 12.
Cần nhấn mạnh thêm với những bệnh nhân này rằng virus có thể tái phát nếu ngừng thuốc.
Trước khi xét nghiệm lượng virus tuần 12 bệnh nhân có thể có những tác dụng phụ. Giúp bệnh nhân xử lý những tác dụng phụ này và động viên họ tiếp tục điều trị là điều quan trọng, vì thế họ có thể biết tiến triển của họ tại tuần 12.
Cần nhấn mạnh thêm với những bệnh nhân này rằng virus có thể tái phát nếu ngừng thuốc.
Đối với những bệnh nhân không có đáp ứng virus sớm ở tuần 12, nên ngừng điều trị trừ phi có cơ sở hợp lý về mô học và/hoặc hóa sinh để tiếp tục điều trị.
THIẾU RÕ RÀNG VỀ VIỆC HỌ SẼ ĐIỀU TRỊ BAO LÂU
Điều này phụ thuộc vào kiểu di truyền và phác đồ điều trị và bệnh nhân được kê toa.
Kiểu di truyền 1,4,5 và 6 được xem như khó điều trị hơn và cần thời gian điều trị dài hơn (48 tuần) và liều RBV cao hơn (1000-1200mg mỗi ngày).
Kiểu di truyền 2 và 3 được xem là dễ điều trị hơn, thời gian điều trị ngắn hơn (24 tuần) và liều RBV thấp hơn (800mg mỗi ngày)
THIẾU HIỂU BIẾT VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ
Điều trị một thời gian dài như thế kèm theo đôi khi có những tác dụng phụ phải đương đầu cho thấy những thách thức rõ ràng cho sự tuân thủ điều trị. Điều quan trọng là cần nhấn mạnh với bệnh nhân rằng họ cần làm mọi thứ để có thể tiếp tục mặc dù nồng độ virus trong máu chỉ ở mức thấp. Nếu các xét nghiệm lượng virus cho thấy có sự giảm rõ hoặc thải trừ virus, điều then chốt là cần tăng cường hướng dẫn cho bệnh nhân tiếp tục tuân theo lộ trình điều trị đến khi kết thúc sẽ làm tăng tối đa cơ hội diệt sạch vĩnh viễn virus khỏi các bộ phận của cơ thể.
DẤU HIỆU BỊ VÀ SỰ LO SỢ DO XUẤT HIỆN CÁC TÁC DỤNG PHỤ
Bệnh nhân thường không cảm thấy đau ốm trước khi điều trị và có thể không tuân thủ điều trị nếu bị các tác dụng phụ đáng kể.
Trước khi điều trị, cho bệnh nhân biết các tác dụng phụ có khả năng xảy ra và có thể cần thay đổi lối sống.
Nhắc nhở bệnh nhân rằng không phải tất cả các bệnh nhân đều bị tác dụng phụ.
Tác dụng phụ
Nói chung những tác dụng phụ của pegylated interferon tương tự với những tác dụng phụ của interferon – thông thường không thay đổi và có thể ít gặp hơn. Vì các tác dụng phụ có thể nặng ở một số bệnh nhân, điều quan trọng là chuẩn bị tư tưởng cho bệnh nhân về sự xuất hiện và độ trầm trọng có thể có, nhất là việc nhiều bệnh nhân ngừng điều trị than phiền rằng họ không được nhóm chăm sóc chuẩn bị tư tưởng đầy đủ về các tác dụng phụ có khả năng xảy ra.
Cũng như với tất cả các interferon những tác dụng phụ lâm sàng thường gặp nhất của điều trị pegylated interferon là các triệu chứng giống cúm: mệt mỏi (xảy ra khoảng 55-65% bệnh nhân), nhức đầu, sốt, đau cơ và rét run. Những tác dụng phụ này có thể khác nhau về mức độ (từ trung bình đến nặng). Các tác dụng phụ thường được xử lý bởi các thuốc bán không cần toa, thuốc dùng hỗ trợ, hoặc giảm liều mà không cần ngừng điều trị.
Nhiều tác dụng phụ và mức độ trầm trọng khác nhau ở từng người chứng minh nhu cầu cần thăm khám thường xuyên để theo dõi sát tình trạng bệnh nhân. Thông tin đầy đủ về các tác dụng phụ có khả năng xảy ra và làm thế nào để kiểm soát chúng là điều quan trọng. Nhiều tác dụng phụ có thể được xử lý một cách hiệu quả và bệnh nhân thường có thể hạn chế các tác động của chúng. Giải thích cho bệnh nhân, gia đình và bạn bè của họ về những chi tiết đó trước và trong khi điều trị là khía cạnh chính bảo đảm việc tuân trị. Các tài liệu về chương trình PEGASSIST hiện có sẵn để hỗ trợ cho họ.
Interferon nên được sử dụng một cách thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử trầm cảm và nên theo dõi cẩn thận tất cả các bệnh nhân. Trầm cảm nhẹ có thể đáp ứng với những thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin. Những bệnh nhân bị trầm cảm từ nhẹ đến trung bình nên được khuyên chuyển đến chuyên khoa và khuyến khích bệnh nhân tham gia nhóm/tổ chức bệnh nhân nếu được. Trầm cảm nặng và ý định tự sát hoặc tự sát có thể dễ xảy ra ở những bệnh nhân điều trị interferon, kể cả các pegylated interferon (ngay khi bệnh nhân không có tiền sử trầm cảm trước đó). Nếu xảy ra những tác dụng phụ về tâm thần nặng như vậy, nên ngừng điều trị. Interferon có thể gây ra những biến chứng như: giảm bạch cầu đa nhân trung tính và giảm tiểu cầu. Những biến chứng này nói chung hết sau khi ngưng điều trị.
Các tác dụng phụ đi kèm ribavirin gồm: thiếu máu tán huyết, ho, khó thở, phát ban, mất ngủ, biếng ăn. Những tác dụng phụ này có thể nặng đến nỗi phải giảm liều, ho, thậm chí ngừng ribavirin. Thiếu máu do điều trị nói chung hết sau khi ngừng điều trị. Sử dụng thuốc tăng trưởng (erythropoietin và thuốc kích dòng bạch cầu hạt) được đề xuất nhu cầu giảm liều thuốc. Cần thêm nhiều nghiên cứu tới điều này được khuyến nghị
Yhocvn.net
Chưa có bình luận.