Trong kho tàng các loại cây thuốc dân gian Việt Nam có một loại cây mang tên gọi rất mỹ miều – Bồ công anh. Đặc biệt, bồ công anh là loài hoa mảnh mai, thanh khiết được rất nhiều bạn trẻ yêu thích bởi đó là lời tiên tri cho tình yêu hay những giấc mơ về tình yêu đôi lứa. Ngoài những thú vị trên, bồ công anh còn được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh cho con người.
Đặc điểm nổi bật của cây bồ công anh
Cây bồ công anh còn gọi là rau bồ cóc, diếp hoang, diếp dại, mũi mác, rau lưỡi cày. Bồ công anh là một trong số ít những cây thuốc có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chính vì vậy nó được mệnh danh là dược thảo trong điều trị bệnh.
Bồ công anh thuộc loại cây nhỏ sống hàng năm, thường cao từ khoảng 1 – 3 m, thân mọc thẳng, nhẵn, không cành hoặc rất ít cành. Lá có nhiều hình dạng, lá và thân có nhựa màu trắng như sữa, vị hơi đắng. Hoa màu vàng hoặc tím.
Bồ công anh được sử dụng làm thuốc. Do đó người dân thường hái lá về dùng tươi hoặc phơi, sấy khô để dùng dần, không cần chế biến gì đặc biệt.
Cây bồ công anh có tính mát, vị hơi đắng. Vào cá kinh tâm, can, thận. Do đó có công dụng thanh nhiệt, giải độc, hóa thấp, tiêu viêm.
Công dụng chính của cây bồ công anh
Bồ công anh được sử dụng để điều trị bệnh sưng vú, tắc tia sữa. Rễ cây có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u, thường dùng làm thuốc điều trị bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư máu.
Ngoài ra, bồ công anh khi kết hợp với một số cây thuốc nam khác có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày, ăn uống kém tiêu. Giải độc mát gan, lợi mật, tăng bài tiết dịch mật hoặc được sử dụng để điều trị mụn nhọt, mụn nhọt đang sưng mủ hoặc rắn độc cắn.
Liều dùng hàng ngày khoảng 20-40 g lá tươi hoặc 10-15 g lá khô (hay cành và lá khô). Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như lá khôi, chè dây, khổ sâm.
Dân gian thường dùng dưới dạng thuốc sắc có thêm đường cho dễ uống. Những trường hợp dùng ngoài cần giã nát để đắp.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây bồ công anh
Hỗ trợ điều trị ung thư
Phương pháp: Phối hợp sử dụng rễ, lá bồ công anh mỗi loại 20g, cây xạ đen 40g sắc với 1 lít nước uống hàng ngày
Điều trị ăn uống kém tiêu, bị mụn nhọt
Phương pháp: Phối hợp lấy lá bồ công anh khô 10-15, nước 600 ml (3 bát con) mang sắc còn 200 ml (1 bát) để uống.
Lưu ý: Uống liên tục trong vòng 3-5 ngày hoặc có thể kéo dài cho đến khi khỏi bệnh.
Điều trị sưng vú, tắc tia sữa
Phương pháp: Lấy 20g lá bồ công anh khô đun nước uống hàng ngày.
Ngoài ra có thể lấy 30-40g lá bồ công anh tươi, rửa sạch sau đó cho thêm ít muối, giã nát, vắt lấy nước uống. Bã dùng đắp lên nơi vú sưng đau sau 2-3 lần là đỡ.
Điều trị đau dạ dày
Phương pháp: Phối hợp dùng lá cây bồ công anh khô 20 g; lá khôi 15 g; lá khổ sâm 10 g sau đó cho thêm 300 ml nước rồi đun sôi trong vòng 15 phút. Có thể cho thêm ít đường vào rồi chia 3 lần uống trong ngày.
Lưu ý: Uống liên tục trong vòng 10 ngày, sau đó nghỉ 3 ngày rồi uống tiếp cho đến khi khỏi hẳn thì thôi.
Điều trị mụn nhọt, rắn độc cắn
Sau khi hút hết độc tố từ vết rắn cắn, lấy lá bồ công anh tươi giã nát, thêm chút muối đắp lên vùng da có mụn hoặc da bị rắn cắn rồi buộc lại bằng vải mỏng. Lưu ý: Mỗi ngày một lần, thực hiện liên tục trong 1 tuần.
Điều trị viêm túi mật, polyp túi mật
Dùng lá bồ công anh phơi khô 30g/ngày pha nước uống hàng ngày như trà bệnh sẽ thuyên giảm.
Cây bồ công anh tốt là vậy, tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo người bị tỳ vị hư hàn hay bị đi ngoài phân lỏng không nên dùng.
Lợi ích điều trị đau dạ dày, tắc tia sữa của cây bồ công anh
Bài liên quan: Tác dụng và một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hoa sứ
Theo caythuoc.org
Chưa có bình luận.