Lu lu đực còn có tên khác là nụ áo, thù lu đực, cà đen, long quỳ. Là loại cây thảo, sống hàng năm, có khi sống lâu năm, cao khoảng 30 – 100cm.
Thân cành màu lục nhẵn hoặc hơi có lông, có cạnh và nhiều cành. Lá hình bầu dục, gốc lá thuôn hay tròn, đầu nhọn, mép lượn sóng, có răng cưa to và nông, màu lục sẫm, gân lá kết mạng rõ ở dưới. Hoa mọc thành chùm dạng tán ở kẽ lá; hoa nhỏ, màu trắng, đài hình phễu. Quả mọng hình cầu, khi chín có màu đen bóng, nhiều hạt dẹt và nhẵn. Cây mọc hoang, tập trung ở ruộng ngô, đậu và bãi hoang.
Loại quả mọng và lá có thể ăn được, nhưng các thành phần bên trong lá có một lượng lớn các chất alkaloid nên cần phải nấu chín lá trước khi sử dụng.
Lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tan ứ huyết, tiêu viêm, tiêu thũng.
Dược điển Pháp năm 1965 xếp lu lu đực là loại thuốc độc bảng C với tác dụng gây ngủ, làm dịu thần kinh; tuy vậy thử nghiệm độc tính với liều 1000mg dược liệu khô (dịch chiết cồn 50%) trên 1 kg chuột, thuốc dung nạp tốt, không thấy biểu hiện độc. Ở châu Âu, lu lu đực dùng làm thuốc giảm đau nhức, làm dịu, chống co thắt, dễ ngủ, an thần, chữa chóng mặt, kiết lỵ, tiêu chảy; dùng ngoài trị ngứa vết thương đụng dập.
Một nghiên cứu mới gần đây cho thấy chất Solanum nigrum có trong cây lu lu đực có thể giải độc, có khả năng ngăn ngừa ung thư hệ tiêu hóa, chẳng hạn như ung thư dạ dày, ung thư thực quản và cả ung thư gan. Có thể kết hợp loại cây này với cỏ lưỡi rắn trắng và một số loại thảo dược khác để uống kèm.
Ngoài ra nó còn có một số công hiệu khác như: Thanh nhiệt, giải độc, lưu thông máu, tiêu sưng, vết bầm tím, bong gân, viêm phế quản mãn tính, viêm thận cấp tính.
Tại sao cây lu lu đực có thể ngăn ngừa ung thư?
Cây lu lu đực có thể ngăn ngưa ung thư bởi vì nó có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, thanh nhiệt giải dộc, có tác dụng bổ trợ bài tiết các chất độc trong cơ thể, những nguyên nhân tiềm ẩn gây ung thư.
Một số chất có trong thành phần của cây có tác dụng chống phân bào, chất Solanum nigrum alkaloid có tác dụng ức chế khối u trên động vật với tỷ lệ 40% – 50%. Cho thấy những hiệu quả nhất định trong ngăn ngừa ung thư.
Một số vấn đề lưu ý khi sử dụng lu lu đực:
1. Nếu như sử dụng phương thuốc này mà thường xuyên cảm thấy dạ dày hay tỳ vị không thoải mái thì có thể cơ thể bạn không phù hợp, ngược lại còn làm tăng thêm tiêu chảy, đau bụng, cơ thể khó chịu.
2. Chú ý không nên cho trẻ con ăn nhiều trái của loại cây này, nếu ăn nhiều có thể dẫn đến tình huống bị trúng độc
3. Không nên ăn quả này nếu chưa chín, loại trái cây này khi còn xanh chứa rất nhiều độc tố.
Một số đơn thuốc có lu lu đực:
Chữa viêm phế quản cấp, viêm họng: Lu lu đực 30g, cát cánh 10g, cam thảo 4g. Sắc uống.
Chữa tiểu tiện không thông, phù thũng, gan to: Lu lu đực 40g, mộc thông 20g, rau mùi 20g. Sắc uống. Có thể dùng toàn cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống; hoặc ngọn lu lu đực non 50g – 100g luộc ăn trong ngày.
Chữa sốt: Bột rễ lu lu đực 100g, bột rễ ké hoa vàng 100g, hạt tiêu đen 2,5g. Tán nhuyễn làm thuốc bột. Mỗi lần uống 3 – 5g.
Chữa bệnh ngoài da (mẩn ngứa, lở loét, bỏng, vảy nến): Ngọn non hoặc lá, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước bôi. Hoặc dùng toàn cây, nấu lấy nước, cô thành cao mềm (cao Long quỳ) để bôi chữa vảy nến hay trĩ.
Chữa vết thương do va đập bị dập, sưng tấy, ứ máu, đau nhức: Giã nát 80 – 100g cây tươi, thêm ít giấm, ép lấy nước nước để uống, bã đắp chỗ đau.
Video: Chuyện Lạ Khó Tin Những Loại Trái Cây Kỳ Lạ Nhất Thế Giới
Mộc Lan (TH)
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.