Thứ Năm, 24/11/2016 | 09:00

Ngày 23/11, cuộc thi Y tế thôn bản giỏi lần thứ nhất do Bộ Y tế tổ chức diễn ra tại tỉnh Sơn La. Tham dự cuộc thi có 5 đội đến từ 5 tỉnh Hoà Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Lào Cai.

Khuyến khích y tế thôn bản nâng cao trình độ và kinh nghiệm

GSTS Nguyễn Thanh Long trao giải Nhất cho đoàn Lào Cai.

Phần thi trắc nghiệm với những câu hỏi về kiến thức cơ bản chăm sóc sức khoẻ nhân dân của cán bộ y tế thôn bản như: Nhiệm vụ của cô đỡ thôn bản, về tác dụng của vaccine Quinvaxem… cùng được các đội hoàn thành xuất sắc.

GS.TS.Nguyễn Thanh Long phát biểu khai mạc cuộc thi.

Phần tự luận với những câu hỏi về tiêu chuẩn, chức năng của cán bộ y tế thôn bản (dành cho đoàn Hoà Bình), về chức năng nhiệm vụ chính của cô đỡ thôn bản (dành cho đội Sơn La), về cô đỡ thôn bản có chức năng gì đối với các bà mẹ mang thai và chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà (dành cho đội Điện Biên)…

Cuối cùng, phần xử lý tình huống hấp dẫn nhất kéo dài 45 phút mỗi đội. Đội Hoà Bình với tiểu phẩm mang tên “Con ma bản Nà Đằm”.

Ông thầy cúng thôi thúc người thanh niên đang ốm thập tử nhất sinh thúc giục vợ mình đổ hết mọi của cải trong nhà ra cho thầy cúng để thầy “xua cái con ma” kia ra khỏi người anh. Đến cái chiêng là vật báu cuối cùng của gia đình thầy cũng “mơi”.

Rồi, đúng lúc thầy giở trò sàm sỡ người vợ của anh trai bản này thì cán bộ xã và y tế thôn bản ập vào nhà anh, bắt quả tang và lật tẩy trò chữa bệnh bịp bợm của tay thầy cúng, cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch.

Phần thi kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm.

“Cùng đón vợ chồng A Sử về bản” là tiểu phẩm của đội Sơn La, kể về những sự gian nan trong công cuộc đưa người nhiễm HIV trở lại hoà nhập với cộng đồng.

“Điều 8 của Luật phòng chống HIV yêu cầu không được loan truyền danh tính người nhiễm HIV”- người cán bộ y tế thôn bản trong vở kịch ngắn này đã tuyên truyền được hơn thế, để rồi từ đó, chính người cha của chàng thanh niên mắc HIV đã thay đổi hành vi của mình từ đuổi đánh vợ chồng anh ban đầu sang yêu thương đón chào họ trở về quê hương sinh sống.

Đoàn Lào Cai trong tiểu phẩm mang tên “Lặng thầm”, chỉ khi trong bản có một người cha ban đầu nhất định giữ con đẻ ở nhà, trong con nguy kịch, nhờ có sự hiến máu của người y tá thôn bản mà người sản phụ này được cứu sống mọi người trong bản mới vỡ ra một điều, chỉ có thể nhờ vào họ, những người làm công tác này ở bản, người dân ta mới đảm bảo được sức khoẻ cho mình.

Một cảnh trong tiểu phẩm Lặng Thầm- Phần thi xử lý tình huống của đoàn Lào Cai.

Điện Biên có nhiều dân tộc cùng chung sống, trong đó có không ít đồng bào còn mang nặng hủ tục hôn nhân cận huyết thống, trong độ tuổi vị thành niên.

Tiểu phẩm “Chuyện nhà Dúa” của đoàn Điện Biên như một tiếng chuông cảnh tỉnh những ai còn u mê như vậy. Dúa bị ép bỏ học khi mới 13 tuổi, lấy một một người anh em họ cũng vừa bỏ học.

Trong tình cảnh cùng quẫn này, Dúa đã tìm đến cái chết bằng cách ăn lá ngón. Chỉ đến khi này, khi Dúa được các cán bộ y tế thôn bản cứu sống khỏi bàn tay thần chết, mọi người trong hai gia đình mới được cảnh tỉnh mà để cho hai anh em Dúa tiếp tục đi học.

Đoàn Lai Châu đem đến cho người xem câu chuyện buồn về những người trót vương vào ma tuý. Để từ đây, mỗi người có thể rút ra cho mình một bài học thật thiết thực về cách sống sao cho lành mạnh, sức khoẻ và có ích.

Các thành viên Ban Giám khảo chụp ảnh kỷ niệm với các đoàn.

Kết quả cuộc thi: Giải Nhất được trao cho đoàn Lào Cai, giải Nhì đoàn Sơn La, giải Ba đoàn Hoà Bình. 2 đội còn lại là Điện Biên và Lai Châu đoạt giải Khuyến khích.

Còn Trưởng Ban tổ chức cuộc thi, GS

Từ khóa

Bộ Y tếNguyễn Thanh LongHội thiy tế thôn bản

Nguồn: Đại đoàn kết

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook