Shark Tank Việt Nam – Thương vụ bạc tỷ đã qua được 6 tập. Và xuyên suốt 6 tập với phần thuyết trình của 18 Startup ấy, có 1 Shark chưa từng xuống tiền.
Kết thúc Shark Tank cuối tuần trước, 2 Startup gọi được vốn thành công là Công ty mẹ của hệ thống rửa xe Vinalink và Startup công nghệ Tictag.
Như vậy, Shark Tank Việt Nam đã qua 6 tập với phần thuyết trình của 18 Startup. Và xuyên suốt 6 tập ấy, có 1 Shark chất vấn Startup rất nhiều nhưng đến giờ vẫn chưa xuống tiền.
Luôn thường trực câu nói “Chị không đầu tư”, nhưng bà Thái Văn Linh – Giám đốc vận hành & chiến lược Quỹ đầu tư VinaCapital – không phải vị Shark mà bài viết này đề cập đến.
Thực tế, bà Linh đã xuống tiền cho Startup Transform Studio ngay trong tập đầu tiên của Thương vụ bạc tỷ, cùng với Shark Trần Anh Vương – CEO CTCP SAM Holdings.
Vị Shark chưa từng xuống tiền là người nổi tiếng với câu nói “Cần cù thôi chưa đủ, làm chủ phải tinh khôn” – đó là ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group kiêm Chủ tịch HĐQT CEN Invest.
Ảnh minh họa. Nguồn: Shark Tank Việt Nam.
Cùng chúng tôi thống kê lại các deal thành công của Shark Tank các tập vừa qua.
Kết thúc tập 1, Transform Studio là Startup của 2 bạn sinh viên đã được rót vốn 3,1 tỷ đồng bởi Shark Linh và Shark Vương.
Vietferm là Startup thứ 2 gọi vốn thành công trong chương trình. Theo đó, Shark Vương và Shark Phú đồng ý rót 4 tỷ đồng đổi lại 36% cổ phần.
Ai cũng cho rằng ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Sunhouse – là Shark hay cười nhất, nhưng cũng là người đầu tư “chắc cú”, khó rút hầu bao nhất. Thực tế, Shark Phú là người có cam kết xuống tiền nhiều nhất trong tất cả các Sharks.
Đây là tập khá gây tranh cãi. 2 Startup gọi vốn thành công là Startup thời trang mặc nhà cho phụ nữ Emwear (Shark Vương xuống tiền 2 tỷ đồng dù Founder chỉ gọi 1 tỷ); và Hoa 7 ngày (Shark Khoa đầu tư 1,4 tỷ đồng, đổi lại 35% cổ phần).
Supership được đánh giá cao về năng lực đàm phán với các Sharks, gọi vốn thành công từ Shark Vương 2 tỷ đồng đổi lại 20% cổ phần. Trong khi đó, phần gọi vốn của Nano Curcumin lại gây nhiều tranh cãi khi Founder này chấp nhận vốn đầu tư từ Shark Phú với điều khoản cầm cố nhà.
Trong suốt 6 tập đã phát sóng, Shark Phú đã cam kết đầu tư hơn 21 tỷ đồng cho 4 thương vụ.
2 cô gái Cofounders của Tipsy Art được các Sharks đánh giá thông minh và tâm huyết. Gây dựng startup chỉ với 20 triệu đồng, 2 cô gái đã gọi vốn thành công từ Shark Khoa 2,2 tỷ đồng, tương đương 35% cổ phần.
Với việc gọi vốn thành công trong tập 6, Vinalink đã trở thành Startup gọi vốn khủng nhất (11 tỷ đồng) trong suốt 6 tập phát sóng.
“Các bạn không được lựa chọn để đầu tư không có nghĩa là các bạn không thành công. Có thể cá mập ở đây không hợp khẩu vị với các bạn. Bạn không phải là miếng mồi ngon của chúng tôi. Chúng tôi thích ăn tôm chẳng hạn nhưng bạn lại là cá”.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Chủ tịch HĐQT CEN Group.
Đó là chia sẻ của ông Phạm Thanh Hưng, một “cá mập” trong chương trình startup gọi vốn trực tiếp từ nhà đầu tư (Shark Tank). Ông Hưng cùng nhiều doanh nhân nổi tiếng khác sẽ đóng vai trò là nhà đầu tư trong chương trình sắp được công chiếu trên VTV3.
Trong chương trình tọa đàm của các “cá mập”, ông Hưng đã tiết lộ các tiêu chí chọn đầu tư startup và các startup muốn chinh phục nhà đầu tư Phạm Thanh Hưng có thể nghiên cứu để thuyết phục nhà đầu tư này.
“Cá mập” Phạm Thanh Hưng sẽ thích những “con mồi” nào?
Doanh nhân họ Phạm đánh giá cao những startup có tính đổi mới và sáng tạo. “Tôi đánh giá cao sự đam mê, quyết liệt với tính chất mới, khác lạ. Những startup này sẽ làm những được điều chưa có, sản phẩm khác biệt. Tôi sẽ chọn những ứng dụng làm thay đổi sản phẩm cũ bằng cách làm mới.
Có một số dự án tôi đã từ chối, vì tôi không nhìn thấy ở họ có cái mới. Những trường hợp này là lập nghiệp thì đúng hơn. Các bạn làm lại việc mà người Việt chúng ta trăm năm nay vẫn làm, không có cách làm mới, không có sản phẩm mới”, ông Hưng nói về tiêu chí chọn các startup để đầu tư.
Ông Hưng cũng cho rằng nếu các startup không được lựa chọn, thì không đồng nghĩa với việc các bạn đó đã thất bại. “Có thể các ‘cá mập’ ở đây không hợp khẩu vị với các bạn. Bạn không phải là miếng ‘mồi ngon’ của chúng tôi. Các ‘cá mập’ ở đây thích ăn ‘tôm’ chẳng hạn nhưng bạn lại là ‘cá’. Không phải thả cái gì ‘cá mập’ cũng đớp”.
Cảm giác đầu tiên chiếm đến 50% đến việc đưa quyết định đầu tư
Theo ông Hưng, cảm giác đầu tiên khi nhà đầu tư gặp startup rất quan trọng, đâu đó chiếm đến 50% đến việc đưa ra quyết định. Và theo ông, cảm giác không được dạy mà do trải nghiệm và tự tạo cho mình cảm giác đó.
“Đôi khi là cái feeling (cảm giác, cảm xúc) đầu tiên rất quan trọng. Tôi đánh giá ý tưởng là một phần. Và đánh giá thêm khả năng triển khai mở rộng, ứng dụng công nghệ có tính đột phá, làm những điều chưa ai làm.
Có những feeling khó giải thích. Feeling về dịch vụ thị trường, là điều gì đó rất đặc biệt. Nếu các trường kinh doanh dạy được thì ai cũng trở thành doanh nhân. Có những cái không dạy được, do trải nghiệm, tự tạo cho mình cảm giác đó. Cảm giác chiếm đâu đó 50% đến việc đưa ra quyết định”, ông Hưng nói.
Chấp nhận có thể mất nhà, thương lượng thành công 5 tỷ
Theo trithuctre
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.