Thứ Sáu, 04/12/2015 | 21:24

Những lợi ích triển vọng mà CRISP đang hứa hẹn sẽ đem lại cho con người đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của thế giới và châm ngòi cho những cuộc tranh luận rộng rãi giữa các nhà khoa học, nhà đạo đức học và bệnh nhân.

Trên khắp thế giới, từ Trung Quốc, Anh cho đến Mỹ, các nhà khoa học đang thảo luận những hứa hẹn và cả hiểm họa của việc chỉnh sửa gen ở phôi thai người. Việc này có nên được cho phép không, và nếu có thì trong những trường hợp nào? Hôm 2/12 vừa qua, một cuộc hội thảo về công nghệ sinh học đã được tổ chức tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ với chủ đề: chỉnh sửa gen ở người.

Mặc dù diễn ra trùng với thời điểm Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc nhưng không vì thế mà người ta lờ đi sức hút của nó, vì công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR thực sự đã trở thành một trong những vấn đề đáng quan tâm nhất trong thời gian gần đây. Nhiều chuyên gia đánh cuộc thảo luận lần này được thúc đẩy bởi sự bùng nổ mối quan tâm tới CRISPR với tiềm năng đem lại sự dễ dàng và chính xác chưa từng có cho kỹ thuật di truyền.

Không phải ai cũng mong muốn kỹ thuật chỉnh sửa gen

CRISPR – viết tắt của Clustered Regularly InterSpaced Palindromic Repeats – là phương pháp chỉnh sửa gen phổ biến bằng cách dùng các protein vi khuẩn để cắt ADN, trong đó một loại protein có tên Cas9 được nhiều chuyên gia sinh học và di truyền sử dụng để xóa bỏ, biến đổi, thậm chí là bổ sung ADN vào các hệ thống sinh học di truyền cơ bản bên trong sinh vật sống, từ nấm men cho tới con người.

Nó cùng với các loại công cụ tương tự có thể được sử dụng để kiểm soát ADN của phôi, giúp tìm hiểu những giai đoạn sớm nhất trong quá trình phát triển con người. Trên lý thuyết, công nghệ chỉnh sửa gen được sử dụng để “sửa chữa” những đột biến gây ra các bệnh di truyền ở người. Nếu được thực hiện trên phôi thai, công nghệ này có thể ngăn chặn những bệnh đó không di truyền sang thế hệ sau.

Những lợi ích triển vọng mà CRISP đang hứa hẹn sẽ đem lại cho con người đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của thế giới và châm ngòi cho những cuộc tranh luận rộng rãi giữa các nhà khoa học, nhà đạo đức học và bệnh nhân. Đơn cử như việc không ít người bày tỏ quan ngại rằng nếu CRISPR được chấp nhận trong các cơ sở y tế để ngăn chặn bệnh tật thì sẽ không tránh khỏi việc công nghệ này được sử dụng để mang lại, nâng cao hoặc loại bỏ một số đặc điểm mà không vì lý do chữa bệnh.

Không phải ai cũng mong muốn kỹ thuật chỉnh sửa gen

Các chuyên gia nghiên cứu về vấn đề đạo đức thì lo ngại về khả năng tiếp cận không bình đẳng những công nghệ cao như vậy đối với những người nghèo – đặc biệt là các nước kém phát triển – có thể dẫn đến sự phân hóa gen theo thu nhập. Và những thay đổi bộ gen có chủ đích của một người sẽ được di truyền cho những thế hệ sau có thể mang lại những hậu quả lâu dài, không lường trước được. Thêm vào đó, luật lệ ở rất nhiều nước vẫn chưa bắt kịp với sự phát triển của khoa học.

Rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra đối với các chuyên gia và cơ quan chính phủ ở những quốc gia có tiềm năng phát triển công nghệ sinh học khi CRISPR đang trở thành tâm điểm của ngành này. Thực tế cho thấy tại một số quốc gia, việc thí nghiệm với phôi thai người ở bất cứ cấp độ nào đều là tội hình sự, trong khi ở một số nước khác thì gần như bất cứ điều gì cũng được phép. Những lo ngại xung quanh việc kiểm soát phôi thai người không có gì mới.

Chuyên gia pháp lý Rosario Isasi đến từ đại học McGill (Montreal, Canada) chỉ ra rằng những người làm luật về vấn đề này đã bị chia thành 2 luồng quan điểm khác nhau trong những năm qua: một bên là những lo ngại về nguồn gốc các tế bào gốc phôi thai, đã được chấp nhận rộng rãi, trong khi quan điểm còn lại thuộc về vấn đề sinh sản vô tính bị cấm ở nhiều nơi trên thế giới vì những lý do an toàn về sinh học cũng như xã hội.

Thêm vào đó, chuyên gia nghiên cứu mối liên hệ giữa công nghệ sinh học và vấn đề đạo đức Tetsuya Ishii đến từ đại học Hokkaido (Sapporo, Nhật Bản) đã dành gần một năm để phân tích các điều luật và nguyên tắc tiến hành các thử nghiệm sinh học của 39 quốc gia. Sau khi hoàn thành công việc nghiên cứu, ông phát hiện 29 nước trong số đó đã đưa ra những quy định có thể được hiểu là hạn chế chỉnh sửa gene người vì mục đích lâm sàng nhưng những điều cấm này lại không có ràng buộc pháp lý cho dù chúng xuất hiện cả ở Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ.

Không phải ai cũng mong muốn kỹ thuật chỉnh sửa gen

Ngoài ra, Tetsuya Ishii cũng nhận định vấn đề pháp lý đối với thử nghiệm sinh học tại 9 nước, trong đó có Nga và Argentina, vẫn tương đối mơ hồ và thiếu những điểm mấu chốt. Đối với Hoa Kỳ, những nguồn tài trợ của liên bang cho những nghiên cứu liên quan đến phôi thai người đều bị cấm và việc chỉnh sửa gen thường phải xin giấy cấp phép, nhưng kĩ thuật này lại không bị cấm sử dụng tại các cơ sở y tế. Tại những nước cấm sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene người cho mục đích lâm sàng như Pháp và Australia, các nghiên cứu vẫn được cho phép, miễn là nó đáp ứng những yêu cầu của luật và quan trọng nhất là không được phép tạo thành một cá thể sống thực sự.

Hội thảo lần này được coi là cơ hội để nhiều nhà nghiên cứu bày tỏ quan điểm của mình để góp sức xây dựng một bộ nguyên tắc chỉ đạo quốc tế đễ hướng dẫn các quốc gia tự xây dựng một bộ luật cụ thể về vấn đề chỉnh sửa gen. Chuyên gia nghiên cứu sinh vật học Qi Zhou thuộcViện Khoa học hàn lâm Trung Quốc cho biết thực tế cơ quan quản lý về vấn đề này không hề cấm đoán việc thử nghiệm sinh học, thậm chí họ còn có hẳn một bộ nguyên tắc thực hiện kỹ lưỡng dành cho các nhà khoa học nhưng vẫn có một số người không hề tuân theo chúng.

Hồi tháng 4 năm nay, các nhà khoa học tại Trung Quốc tuyên bố họ đã sử dụng kĩ thuật CRISPR để thay đổi bộ gen của phôi thai người, mặc dù những phôi thai này không có khả năng tạo ra một đứa trẻ sơ sinh thực sự. Ngoài ra, tin đồn về việc một số phòng thí nghiệm khác ở Trung Quốc cũng đã tiến hành những thí nghiệm tương tự đã gây ra những quan ngại về việc nguyên tắc quốc tế về vấn đề này chưa ra đời đã bị vi phạm một cách công khai và lộ liễu.

Không phải ai cũng mong muốn kỹ thuật chỉnh sửa gen

Mặc dù vậy vẫn có những người “chơi đúng luật” ví dụ tháng 9 vừa rồi, nhà sinh học Kathy Niakan ở Viện nghiên cứu Francis Crick (London) đã nộp đơn cho Cơ quan quản lý Thụ tinh nhân tạo và Phôi thai của Anh để được cấp phép sử dụng kĩ thuật CRISPR trong việc nghiên cứu những lỗi trong sự phát triển bào thai dẫn đến vô sinh và sảy thai. Chưa có ai tuyên bố mối quan tâm tới việc tạo ra những em bé sống với gen được chỉnh sửa, và những thí nghiệm ban đầu cũng cho thấy việc này chưa thực sự an toàn, nhưng một số người cho rằng đây chỉ còn là vấn đề thời gian.

Biết đâu đấy hội nghị này cùng với COP21 sẽ cho ra mắt 2 thỏa thuận mang tính bước ngoặt đối với tương lai của loài người, một thế giới năng lượng sạch cùng với những đứa trẻ khỏe mạnh một cách hoàn hảo nhờ kỹ thuật chỉnh sửa gen. Chúng ta hãy cùng chờ xem.

Tham khảo Nature

Nguồn: GenK

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook