Chủ Nhật, 15/08/2021 | 16:03

Hướng dẫn vệ sinh, khử khuẩn chuẩn nhất cho nhà F1, F0 bệnh nhân Covid-19

Hướng dẫn khử khuẩn, sát khuẩn, vệ sinh đồ dùng, vật dụng, phòng cách ly, không gian chung đối với những gia đình có người nghi nhiễm Covid-19 (F1) hoặc có người đã được xác định mắc Covid-19 phải đi cách ly hoặc đang cách ly điều trị tại nhà.

Hiện nay để tránh tình trạng quá tải tại các khu cách ly, tại các bệnh viện, tùy theo tình hình thực tế lãnh đạo các thành phố, tỉnh sẽ có những quyết định cho phép F1, F2 thậm trí cả F0 được phép cách ly tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn khử trùng, sát khuẩn vệ sinh đồ vật, đồ dùng, không gian trong nhà, trong phòng cách ly đối với những gia đình có người nghi nhiễm Covid-19 hoặc có người đã được xác định mắc Covid-19 phải đi cách ly hoặc đang cách ly điều trị tại nhà.

Đối với những người nghi nhiễm (F1) cũng nên tự coi mình là đối tượng nguy cơ cao có khả năng trở thành F0. Để bảo vệ gia đình và những người xung quanh. Quý vị nên tổng vệ sinh không gian sống, đồ dùng, vật dụng trong nhà với hóa chất khử khuẩn, sát khuẩn theo hướng dẫn

Lau rửa, khử khuẩn, sát khuẩn bề mặt các đồ dùng

Lau, rửa, sát khuẩn các vật dụng trong nhà có chứa xà phòng, thuốc tẩy rửa giúp làm giảm mầm bệnh trên bề mặt và giảm nguy cơ lây nhiễm từ bề mặt cho các thành viên khác trong gia đình. Việc vệ sinh, khử trùng giúp loại bỏ được hầu hết các phần tử virus trên bề mặt chạm thường xuyên như tay nắm cửa, bàn, công tắc đèn,…

Khử khuẩn, sát khuẩn đối với các thiết bị điện

Các bề mặt của đồ dùng trong nhà như điều khiển vô tuyến, bàn phím máy tính, điều khiển quạt cũng là các đồ vật đụng chạm, tiếp xúc thường xuyên.

Với các bề mặt này, sau khi làm vệ sinh với dung dịch sát khuẩn, khử trùng chúng ta nên xem xét về việc bọc các thiết bị này bằng tấm phủ hoặc túi zip để đảm bảo công việc vệ sinh hàng ngày dễ dàng hơn. Khi phun hóa chất khử khuẩn, các hóa chất không làm hỏng các bề mặt thiết bị điện tử nhất là điện thoại khi chúng ta sử dụng nhiều, các hóa chất khử khuẩn còn đọng lại trên bề mặt có thể gây ẩm, chập hỏng hệ thống chíp bên trong của điện thoại, các thiết bị điện tử.

Sau khi lau các thiết bị điện tử qua các tấm phủ nên sử dụng cồn để vệ sinh, cồn sử dụng phù hợp nhất chính là cồn 70 độ. Cồn trên 70 độ là hóa chất tối ưu nhất khử khuẩn cho các thiết bị điện tử. Đối với các thiết bị điện tử như iPad các nhà sản xuất không khuyến khích sử dụng Cloramin B bởi có thể làm mờ chữ trên các thiết bị, màn hình sẽ bị ảnh hưởng.

Hướng dẫn vệ sinh, khử khuẩn chuẩn nhất cho nhà F1, F0 bệnh nhân Covid-19
Hướng dẫn vệ sinh, khử khuẩn chuẩn nhất cho nhà F1, F0 bệnh nhân Covid-19

Lau, vệ sinh đồ với nước sát khuẩn

Khi vệ sinh các bề mặt, vật dụng, đồ dùng các vận dụng trong nhà có thể dùng khăn lau, giẻ lau sàn nhà có chứa dung dịch sát khuẩn thay vì chỉ sử dụng xà phòng như thông thường.

Xử trí với rèm, thảm

Đối với các bề mặt mềm như thảm, thảm nhỏ và rèm vệ sinh khử khuẩn bằng xà phòng và nước hoặc bằng chất tẩy rửa chuyên dụng cho các bề mặt này. Phơi khô ráo tại vị trí phòng khách ly. Không mang các vật dụng nghi lây nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm ra ngoài khu vực cách ly.

Xử trí với các dụng cụ vệ sinh

Các dụng cụ vệ sinh khác như: xô, cán lau nhà chúng ta lau các bề mặt cán lau, cọ rửa xô với các dung dịch sát khuẩn, úp tại nơi khô ráo. Hạn chế đưa các đồ vật này ra khỏi phòng cách ly, có thể phơi úng ở một vị trí nào đó ngay trong phòng cách ly.

Khi sử dụng nồng độ Clo hoạt tính 0,1%, các vật dụng này phải khô, sạch cho lần sử dụng tiếp theo bằng cách sấy hoặc phơi dưới nắng, khi phơi nên tránh phơi chúng với các vật dụng khác của gia đình.

Xử lý bụi bẩn, rác thải, đồ dùng lau dọn

Xử lý rác thải của người bệnh Covid-19 an toàn, phòng tránh lây nhiễm cho người xung quanh bằng cách sử dụng một thùng rác riêng không dùng chung thùng rác.

Sau khi làm vệ sinh bề mặt, các chất thải, bụi bẩn nên được để trong thùng rác có túi ni lông đặt bên trong có dãn nhãn RÁC THẢI CÓ NGUY CƠ NHIỄM SARS COV2, thùng rác có nắp đậy.

Những dẻ lâu này cần được loại bỏ cẩn thận vì nhìn bằng mắt thường có thể chỉ thấy thấy chúng bẩn nhưng thực ra chúng chứa đựng rất nhiều nguy cơ lây nhiễm vì có thể virus đã bám vào. Do đó chúng ta cần phải thu gom chúng vào túi nilon đã chuẩn bị sẵn buộc kín, đánh dấu hoặc có đánh dấu RÁC THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS COV2 lại để không bị nhầm lẫn với các rác thải khác. Lưu ý này để những thành viên khác trong gia đình tiếp xúc khi không có đồ bảo hộ.

Khi lấy rác thải nên sử dụng găng tay khi tháo túi rác, cầm và bất bỏ túi rác hãy khử khuẩn bên ngoài túi đựng rác bằng dung dịch khử khuẩn. Rửa tay sau khi vứt rác vào thùng rác để hạn chế lây lan.

Rác thải này gọi bộ phận phụ trách để xử trí. Phòng cách ly nên có xọt rác riêng có nắp đậy. Gia đình có thể dùng xọt rác chung khác.

Dùng riêng đồ dùng cho người nghi nhiễm (F1) có nguy cơ cao, bệnh nhân Covid-19 (F0)

Người mắc Covid không ăn uống chung với gia đình. Sử dụng đồ dùng riêng, bát đũa riêng để hạn chế tiếp xúc lây nhiễm cho người trong gia đình.

Mang găng tay, đeo khẩu trang, sử dụng dung dịch xà phòng và dẻ rửa bát riêng để xử lý các vật dụng như bát đũa, thìa sau khi người bị bệnh Covid-19 đã sử dụng. Nếu có thể có thể luộc lên với nước xôi. Tuyệt đối không rửa chung với bát đũa của gia đình. Các món ăn thừa nên đỏ vào túi ni lông bỏ vào sột rác có đậy nắp theo đúng quy trình xử lý rác thải cho bệnh nhân covid-19. Làm sạch găng tay với xà phòng, sau khi tháo găng tay rửa tay với xà phòng.

Xử trí đối với quần áo của người nghi nhiễm Covid-19 hoặc bệnh nhân Covid-19

– Nếu người nghi nhiễm, người nhiễm covid-19 (f0) không có đủ sức khỏe để giặt giũ quần áo cần sự trợ giúp của người nhà người nhà cần nhớ:

– Khi đồ mặc hàng ngày của người nhiễm khi vệ sinh các đồ vật này nên giặt riêng giặt bằng nhiệt độ thích hợp, phơi dưới nắng hoặc sấy khô bằng máy sấy.

– Nếu phải cầm đồ cần giặt của người bị nhiễm bệnh Covid-19, hãy đeo găng tay và đeo khẩu trang.

– Làm sạch khay đựng quần áo hoặc giỏ đựng quần áo theo hướng dẫn đối với các bề mặt bằng dung dịch khử khuẩn.

– Rửa tay sau khi xử lý quần áo bẩn của người nhiễm.

Yêu cầu đối với người tiếp xúc với người lây nhiễm F1 hoặc bệnh nhân covid-19

– Đối với bệnh nhân Covid-19 (F0)

Đối với người nhà của người nhiễm Covid-19 vào phòng dọn dẹp vệ sinh cần đặc biệt chú ý:

– Mặc đồ đồ bảo hộ đúng cách, tuân thủ theo khuyến cáo 5K, giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, đeo găng tay, tấm chắn giọt bắn,…

– Chuẩn bị đầy đủ các dung dịch khử khuẩn cũng như các vật dụng dọn dẹp tránh trường hợp trong lúc dọn dẹp bị thiếu phải ra ngoài lấy, đi lại nhiều lần có thể gây lây nhiễm cho các thành viên khác trong gia đình.

– Sau khi kết thúc quy trình làm vệ sinh bắt buộc phải tháo bỏ các phương tiện bảo hộ bỏ vào thùng rác trước khi đi ra ngoài (trừ khẩu trang và tấm chắn giọt bắn), nhanh chóng ra ngoài rửa tay với xà phòng và cồn để phòng ngừa virus bám vào.

Người nghi nhiễm F1, bệnh nhân Covid-19 có thể tự vệ sinh, tự phục vụ

Công việc sẽ đơn giản hơn nếu như người nghi nhiễm (F1) hoặc người mắc covid-19 có thể tự làm vệ sinh phòng cách ly, tự phục vụ

– Để một chiếc bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp thực phẩm, nhu yếu phẩm

– Người nghi nhiễm F1, bệnh nhân Covid-19 ở trong phòng, các chuyên gia khuyến cáo đeo khẩu trang ngay cả khi ở một mình.

– Phòng luôn mở cửa thông thoáng ra ngoài và đóng chặt cửa với các phòng khác, biệt lập với gia đình

– Tất cả các vật dụng, đồ dùng cá nhân, ăn uống xử trí khử khuẩn, sát khuẩn tại phòng, khu vực cách ly

Nếu như người mắc Covid-19 có đủ sức khỏe có thể tự làm vệ sinh dọn dẹp phòng cách ly. Người nhà hãy cấp đủ các dụng cụ, hóa chất làm vệ sinh tránh tiếp xúc trực tiếp với nhau, giữ khoảng cách.

Sau khi dọn dẹp xong người nghi nhiễm, người bệnh thực hiện các bước như đã nếu ở trên để loại bỏ các vật dụng có nguy cơ lây nhiễm cao

+ Sau khi làm vệ sinh bề mặt, các chất thải, bụi bẩn nên được để trong thùng rác có túi ni lông đặt bên trong, có nắp đậy.

Những dẻ lau cần được loại bỏ cẩn thận vì nhìn bằng mắt thường có thể chỉ thấy thấy chúng bẩn nhưng thực ra chúng chứa đựng rất nhiều nguy cơ lây nhiễm vì có thể virus đã bám vào. Do đó chúng ta cần phải thu gom chúng vào túi nilon đã chuẩn bị sẵn buộc kín, đánh dấu hoặc có đánh dấu RÁC THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS COV2 để không bị nhầm lẫn với các rác thải khác. Lưu ý này để những thành viên khác trong gia đình tiếp xúc khi không có đồ bảo hộ.

Khi lấy rác thải nên sử dụng găng tay khi tháo túi rác, cầm và bất bỏ túi rác hãy khử khuẩn bên ngoài túi đựng rác bằng dung dịch khử khuẩn. Rửa tay sau khi vứt rác vào thùng rác để hạn chế lây lan.

Rác thải này gọi bộ phận phụ trách để xử trí. Phòng cách ly nên có xọt rác riêng có nắp đậy. Gia đình dùng xọt rác khác, không dùng chung

Xử trí quần áo của người nghi nhiễm F1, bệnh nhân Covid-19 (F0)

Các quần áo hàng ngày của người nhiễm nếu người nhiễm có đủ sức khỏe để giặt các vật dụng này hãy cung cấp thau chậu, xà phòng để người nhiễm có thể tự giặt và phơi riêng ở trong khu riêng.

Thực hiện giống như hướng dẫn ở trên nếu có thể phơi dưới nắng hoặc sấy khô thì càng tốt. Lưu ý sát khuẩn cho khay đựng

Hướng dẫn dùng hóa chất khử khuẩn, sát khuẩn

Hóa chất khử khuẩn dưới dạng Clo chúng ta đều phải pha loãng, pha đúng liều lượng theo khuyến cáo, không trộn hóa chất khử khuẩn với hóa chất đặc sánh vì pha trộn như vậy sẽ tạo ra khi độc gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.

Nên sử dụng găng tay kính hoặc kính bảo hộ khi pha trộn các hóa chất khử trùng để vệ sinh nhà cửa.

Các hóa chất khử trùng nên để xa tầm với của trẻ nhỏ, cất trữ vào nơi an toàn, tránh ánh nắng của mặt trời.

Hãy đảm bảo thông gió đầy đủ khi dùng bất kỳ chất khử trùng nào bằng cách mở cửa sổ trong phòng, dùng quạt để tăng cường lưu thông không khí, không mở cửa ra vào chính phòng cách ly với các phòng khác trong nhà.

Khi sử dụng hóa chất sát khuẩn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Nhãn trên các dung dịch đều được hướng dẫn và ghi rõ hóa chất được phép sử dụng và không được phép sử dụng trong trường hợp nào.

Ngay sau khi khử trùng hãy rửa tay bằng xà phòng với nước trong 20 giây, rửa tay ngay sau khi tháo găng tay. Nếu như không có nước có thể sử dụng dung dịch sát trùng tay có chứa cồn với nồng độ tối thiểu 60%.

Hướng dẫn vệ sinh, khử khuẩn vật dụng tại nhà F1, F0 bệnh nhân Covid-19

Yhocvn.net

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

+ Các bước theo dõi, chăm sóc bệnh nhân covid-19 F0 cách ly tại nhà

+ Hướng dẫn của BYT về tiêm kết hợp 2 loại vắc xin ngừa Covid-19

+ Biến thể Covid-19: Làm thế nào để an toàn, không bị lây nhiễm

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook