Thứ Ba, 20/11/2018 | 11:09

Bàn chân khoèo bẩm sinh là một dị tật xảy ra trong thời kỳ bào thai dẫn đến tình trạng rối loạn vị trí khớp giữa xương gót-sên-ghe và xương gót-hộp; xương ghe bị kéo vào trong về phía mắt cá trong; khớp gót-hộp bị trật vào trong; phần đầu, cổ xương sên kéo vào trong; phần sau của xương gót bị kéo ra ngoài; xương gót xoay trong. Nghiên cứu cho thấy cứ 1.000 trẻ lại có 1 trẻ bị dị tật này. Điều quan trọng là phải phát hiện bệnh sớm để việc điều trị đạt kết quả tốt nhất. Ở Anh, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỉ lệ gặp là 1/1.000 trẻ, trẻ gái gặp nhiều hơn trẻ trai, tỉ lệ bị cả 2 chân chiếm khoảng 50% .

Phần mô mềm và các cơ chày sau, gập ngón dài, dây chằng gót-mác, sên-mác, bao sau khớp cổ chân bị Chẩn đoán

1, Các công việc chẩn đoán

– Hỏi bệnh

+ Những bất thường trong giai đoạn có thai của bà mẹ (ngôi thai, hình ảnh siêu âm của thai nhi…)

– Khám lâm sàng và lượng giá chức năng

+ Khép và nghiêng trong phần trước và phần giữa bàn chân. Đo góc nghiêng trong (Varus): góc tạo bởi trục xương chày và trục đi qua ngón II bằng thước đo tầm vận động của khớp.

+ Bàn chân ở tư thế thuổng (ở phần trước). Đo góc gập mặt lòng – nghiêng trong (Equynus): góc tạo bởi trục xương chày và trục song song mép ngoài ngón V bằng thước đo tầm vận động của khớp.

+ Mép ngoài bàn chân cong do khớp xương gót-hộp bị kéo vào trong.

+ Nếp lằn da sau gót bàn chân rõ.

+ Nếp lằn da phần giữa bàn chân rõ: ngắn cơ khép và gập ngón cái.

+ Khoảng giữa mắt cá trong và xương ghe không sờ thấy.

+ Ngắn ngón chân cái.

+ Teo cơ cẳng chân.

+ Dùng tay không thể gập mu, lòng bàn, ngiêng ngoài bàn chân để đưa bàn chân về vị trí trung gian.

+ Các dị tật khác kèm theo: trật khớp háng, cứng khớp gối, trật khớp xương bánh chè, cứng khớp khuỷu, bàn tay khoèo.

– Chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng: Phim Xquang thường quy

Phim Bình thường Bàn chân khoèo

 

Phim thẳng:

1. Góc sên – gót

2. Góc sên – xương bàn ngón I

3. Góc sên – xương bàn ngón V

 

250 – 500

00 đến 100

00

 

150 – 00

< – 200

– 50 đến 200

 

Phim nghiêng:

1. Góc sên – gót

2. Góc chày – gót

250 – 500

400 đến 150

 

< 200 đến 00

> 700

2, Chẩn đoán xác định: Dựa trên các dấu hiệu lâm sàng và Xquang

3, Chẩn đoán phân biệt:

– Biến dạng bàn chân xoay ngoài bẩm sinh.

– Biến dạng bàn chân gấp mu bẩm sinh (thường gặp trong thoát vị tủy)

– Biến dạng bàn chân thuổng do tổn thường thần kinh trung ương.

– Bàn chân bẹt và bàn chân nghiêng ngoài …

Phục hồi chức năng và điều trị

1, Nguyên tắc phục hồi chức năng và điều trị

– Nắn chỉnh dần dần biến dạng bàn chân (xoay và nghiêng trong bàn chân) về trung gian.

– Kéo giãn các cơ, dây chằng bị co rút.

– Duy trì bàn chân tƣ thế trung gian sau bó bột.

2, Các kỹ thuật phục hồi chức năng

2.1, Bó bột chỉnh hình theo phương pháp Ponsetti

Điều trị bàn chân khèo bẩm sinh theo phương pháp Ponsetti là một cuộc cách mạng về kỹ thuật bó bột chỉnh hình nắn sửa các biến dạng vùng bàn, cổ chân mà tâm điểm là thay đổi trục xương sên và kéo dãn các dây chằng quanh xương sên.

– Chỉ định: tất cả trẻ bàn chân khèo bẩm sinh đến sớm trước 18 tháng.

+ Trẻ bị bàn chân khèo bẩm sinh hai bên.

+ Trẻ bị bàn chân khèo bẩm sinh một bên.

+ Trẻ bàn chân khèo có bị cứng đa khớp, trật khớp háng…

– Chống chỉ định:

+ Trẻ bị thoát vị tủy lớn (có túi thoát vị )

+ Trẻ bị giòn xương bẩm sinh (ngƣời thủy tinh )

– Kỹ thuật bó bột Ponsetti  được tiến hành theo các bước:

+ Nghiêng và xoay trong ngoài bàn chân tối đa.

+ Dần chỉnh mũi bàn chân xoay ngoài.

+ Dần nâng lòng bàn chân gấp mặt mu.

+ Chuyển lòng bàn chân nghiêng ngoài với cạnh ngoài bàn chân cao hơn cạnh trong

– Kỹ thuật bó bột:

+ Quấn băng bông, băng vải cotton hoặc giấy vệ sinh từ mũi bàn chân lên cẳng chân, khớp gối và đùi.

+ Quấn bột bó từ mũi bàn chân, bàn chân, lên tới phần dưới khớp gối. Nắn chỉnh phần mũi bàn chân, lấy đầu trên xương sên làm mốc để nắn chỉnh. Tránh tuyệt đối không chạm vào gót chân.

+ Giữ bàn chân trẻ ở tƣ thế này đến khi bột khô. Tiếp tục quấn bột lên qua khớp gối đến > 2/3 đùi. Bó bột ở tƣ thế gối gập.

+ Cố định bột trong 1 – 2 tuần(tùy thuộc lứa tuổi bắt đầu bó bột).

+ Tháo bột, làm vệ sinh sạch chân trẻ, bôi Betadine vào chỗ loét, xước.

+ Bó bột từ 4 – 6 đợt cho tới khi bàn chân gấp mu, xoay và nghiêng ngoài.

Sau khi hoàn thành quá trình bó bột thì chuyển sang đeo nẹp Dennis-Brown.

Hình 1: Các bước bó bột theo phương pháp Ponsetti

– Sau khi kết thúc giai đoạn bó bột chỉnh hình là giai đoạn đeo nẹp Dennis-Brown để đảm bảo duy trì kết quả bó bột. Nẹp Dennis-Brown gồm 02 giầy vừa với kích thước của bàn chân trẻ. Hai giầy được liên kết bởi thanh nẹp giữ cho hai giầy dang rộng bằng vai, xoay ngoài và nghiêng ngoài. Nẹp đƣợc chỉ định đeo 23 giờ mỗi ngày cho tới khi trẻ tự đứng đi đƣợc thì duy trì đeo ban đêm cho đến khi trẻ 36 tháng tuổi.

* Thời gian đeo nẹp Dennis-Brown:

– Ngày sau ngừng bó bột đến khi trẻ 36 tháng tuổi

– Liên tục đeo cả ngày và đêm cho đến khi trẻ tự đứng đi được.

– Đeo nẹp vào ban đêm cho đến khi trẻ 36 tháng.

– Có một số trường hợp trẻ vẫn bị bàn chân thuổng do co rút gân gót có thể cần phải chỉ định phẫu thuật cắt gân gót (tenotomy) rồi bó lại. Kỹ thuật này nên tiến hành trước khi trẻ 18 tháng tuổi.

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

Hình 2: Hình dạng Bột sau các lần bó

2.2. Phương pháp dùng băng hoặc buộc dây

– Đặt trẻ nằm ngửa, gập gối.

– Quấn vải đệm lót quanh bàn chân, gối và đùi.

– Quấn băng dính phủ lên trên đẹm lót từ mép ngoài bàn chân, lên mu bàn chân, xuống lòng bàn chân, qua gối sang phía bên kia (mặt trong đùi, cẳng chân).

– Quấn băng dính lần 2 quanh cẳng chân để giữ băng dính lần 1.

Lưu ý:

+ Cứ 2-3 ngày thít chặt thêm 1 lớp băng dính mới lên trên lớp cũ.

+ Sau 7 ngày tháo tất cả băng dính và đệm lót ra.

+ Ngày thứ 8 băng lại lần mới nhƣ cách mô tả trên.

+ Hàng ngày tập vận động bàn chân trong băng cho trẻ: bài tập kéo giãn thụ động tại khớp cổ chân-bàn chân.

2.3, Nẹp chỉnh hình

– Nẹp dứới gối bằng Polypropylen và giầy hoặc dép bên ngoài: được chỉ

định ngay sau khi tháo bột.

– Kiểm tra nẹp định kỳ 2 tháng/lần.

– Theo dõi và đánh giá thường quy cho đến 3 tuổi.

2.4,  Vận động trị liệu

– Bài tập 1: xoa bóp vùng ngón chân, mu bàn chân (cơ gấp mu các ngón chân) và phía dƣới cẳng chân (cơ sinh đôi, cơ dép).

– Bài tập 2: Bài tập kéo giãn thụ động tại khớp cổ chân-bàn chân: làm theo thứ tự từ sau bàn chân đến trước bàn chân và khớp cổ chân.

+ Bước 1: kéo nhẹ xƣơng gót xuống phía dưới (kéo giãn gân Asin).

+ Bước 2: kéo nhẹ xƣơng gót ra phía ngoài (để sửa lại phần trước bàn chân bị nghiêng trong).

+ Bước 3: kéo nhẹ phần trƣớc bàn chân về phía trƣớc.

+ Bước 4: đẩy nhẹ xƣơng sên ra phía sau và kéo nhẹ phần trước bàn chân

ra phía ngoài để sửa lại phần trƣớc bàn chân bị khép và nghiêng trong.

+ Bước 5: kéo nhẹ xƣơng gót xuống dƣới và đẩy phần trƣớc bàn chân lên trên để sửa lại tƣ thế cổ chân bị gập mặt lòng.

+ Bước 6: chỉnh nghiêng trong bàn chân bằng nắn chỉnh 3 điểm: gót kéo ra ngoài, phần trƣớc bàn chân kéo ra ngoài và phần giữa mép ngoài bàn chân đẩy vào trong.

* Bài tập kéo giãn thụ động tại khớp cổ chân-bàn chân: tập trong lúc không bó bột giữa các đợt và trƣớc khi bó bột.

Theo dõi và tái khám

– Khi bó bột: nếu trẻ khóc, tím tái thì ngừng bó bột.

– Theo dõi sau bó bột tại nhà: Nếu các ngón chân sưng, tím, đau, cần tháo bột ngay tránh hoại tử.

– Theo dõi tai biến loét da do đè ép do bột hoặc do nẹp quá chặt hoặc có chỗ sắc cọ vào da trẻ

– Thời gian bó bột: 1 – 2 tuần/đợt, khoảng 4 – 6 đợt

– Đeo nẹp 1-3 năm tùy mức độ bệnh và kiểm tra để làm lại nẹp khi quan sát trẻ đi nẹp bị chật hoặc có vấn đề (loét, khó đi lại…). Nẹp thƣờng cần đƣợc đánh giá và làm lại sau 3 – 6 tháng tùy từng trẻ. Trẻ càng nhỏ, càng cần đƣợc kiểm tra nhiều lần hơn.

Cho đến hiện nay khoa học vẫn chưa rõ nguyên nhân của dị tật bàn chân khoèo. Những giả thuyết về bệnh lý về gene, bệnh lý về di truyền hoặc phối hợp cả 2 yếu tố trên: Do rối loạn trong phát triển bào thai làm cho xương mác phát triển chậm, khiếm khuyết phát triển phần sụn của xương sên, yếu tố thần kinh gene bị phát triển rối loạn, biến dạng của diện bám của gân vào xương… Các yếu tố về gia đình; Phối hợp cùng các dị dạng toàn thân; Thiểu dưỡng hoặc thiếu nước ối khi người mẹ mang thai; Yếu tố môi trường như ảnh hưởng của khói thuốc lá, khói bụi công nghiệp, nhiễm trùng, mắc bệnh viêm nhiễm siêu vi trùng trong quá trình người mẹ mang thai.

Cha mẹ có trẻ bị tật bàn chân khoèo nên lưu ý:

Khi sinh ra, thấy trẻ có những bất thường về chân như kể trên, cần đưa trẻ tới bệnh viện có chuyên khoa chấn thương chỉnh hình để được thăm khám và tư vấn điều trị. Xin nhắc lại: Nếu bệnh được phát hiện ngay sau khi trẻ sinh ra và có kế hoạch điều trị bài bản, hơn 90% trường hợp có kết quả tốt mà không cần phải can thiệp phẫu thuật. Vì vậy, gia đình, cha mẹ đừng để lỡ thời điểm điều trị tốt nhất cho trẻ.

Yhocvn.net (Theo hướng dẫn của Bộ Y tế)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook