Thứ Bảy, 10/02/2018 | 14:06

Là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến với người dùng. Vậy sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phòng ngừa bệnh thương hàn.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp phòng ngừa bệnh thương hàn

Những thói quen sinh hoạt sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của thương hàn:

Nấu chín kỹ thức ăn như thịt và gia cầm;

Giữ và bảo quản thức ăn hợp lý (ví dụ như không để rau sa lát có trộn sốt mayonnaise ở nhiệt độ phòng trong nhiều giờ liền);

Chỉ nên uống sữa tiệt trùng;

Chỉ uống nước đóng chai khi đi du lịch;

Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm khuẩn salmonella hoặc động vật có nguy cơ gây nhiễm trùng như rùa nuôi;

Rửa tay kĩ sau khi đi vệ sinh để tránh làm lây lan bệnh;

Uống nước có chất điện giải (như nước uống cho các hoạt động thể thao) cho đến khi tiêu chảy dứt hẳn;

Ăn chế độ dinh dưỡng nhẹ, nhiều calo sau khi tiêu chảy dứt hẳn;

Nên gọi cho bác sĩ nếu bạn bị mất nước (da nhăn, khô và nước tiểu ít, sậm màu) hoặc có các triệu chứng kéo dài hơn 48 tiếng như: sốt cao, tiêu chảy nặng, vàng da hoặc mắt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Chú ý theo dõi và phòng ngừa các biến chứng

Biến chứng tiêu hóa

Chăm sóc

Chườm ấm khi người bệnh đau bụng.

Nếu người bệnh táo bón không thụt tháo và không uống thuốc tẩy.

Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh thương hàn

Cho người bệnh ăn chế độ ăn lỏng, mềm.

Uống nhiều nước.

Theo dõi

Đau bụng: không dùng thuốc giảm co thắt, giảm đau.

Quan sát phân: số lượng màu sắc, tính chất.

Theo dõi tình trạng xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc máu tươi.

Theo dõi mạch, nhiệt độ huyết áp.

Theo dõi sắc mặt.

Theo dõi chỉ số xét nghiệm hemoglobin, hồng cầu, bạch cầu, hematocrit.

Biến chứng thần kinh

Chăm sóc bệnh nhân thương hàn

+ Đặt người bệnh tư thế an toàn tránh ngã.

+ Đối với người bệnh mê sảng đặt canuyl Mayo tránh cắn phải lưỡi, nằm nghiêng mặt sang bên tránh sặc.

+ Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại vi.

+ Phụ giúp bác sỹ chọc dịch não tủy nếu có chỉ định.

+ Đặt sonde dạ dày cho ăn qua sonde trong trường hợp mê sảng.

Theo dõi bệnh nhân thương hàn

+ Ý thức của người bệnh: tỉnh, li bì, lơ mơ, mê sảng.

+ Đánh giá điểm Glasgow.

Biến chứng tim mạch:

Biến chứng tim mạch: trụy tim mạch, viêm cơ tim, viêm động mạch, viêm tĩnh mạch sâu, viêm màng ngoài tim và viêm nội tâm mạc (hiếm gặp).

Theo dõi bệnh:

+ Mạch, huyết áp, hạ thân nhiệt.

+ Quan sát tình trạng tím tái, chi lạnh, vã mồ hôi.

+ Tình trạng đau ngực, loạn nhịp.

+ Tình trạng đau dọc theo động mạch (có cảm giác như kiến bò hay chuột rút).

+ Quan sát da, hoại thư mạch.

+ Nếu có dấu hiệu bất thường báo ngay bác sỹ để xử trí kịp thời.

Biến chứng khác của bệnh thương hàn như:

Biến chứng phổi, màng phổi, biến chứng gan mật (gây tăng nhẹ men gan, viêm túi mật cấp hoặc mãn, áp xe phôi, viêm phôi màng thanh tơ huyêt).

Yhocvn.net (Theo Phunutoday)

Chưa có bình luận.

Tin khác
Chúng tôi trên Facebook