Thôi học, buộc thôi học số lượng lớn, sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội bị nghi trầm cảm học đường
ĐH Bách khoa Hà Nội.
Mới đây, trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay mỗi năm buộc thôi học trên 800 sinh viên. Đây quả là một con số khiến ai cũng sửng sốt.
Theo ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội, chất lượng sinh viên vào trường tốt nhưng điểm trung bình học tập trong 2 năm đầu phần lớn xoay quanh mức 2/4.
“Điểm trung bình 2 năm đầu của phần lớn sinh viên Bách khoa chỉ ở mức 2/4 – tương đương 5 điểm của hệ 10”, ông Tớp nói và giải thích điểm thấp không vì sinh viên kém mà do chương trình đào tạo của trường nặng, giáo viên yêu cầu cao. Quan điểm của Đại học Bách khoa Hà Nội là người học phải có nền tảng kiến thức vững chắc, đặc biệt kiến thức đại cương để dù sau này chuyển hướng sang ngành nghề khác vẫn có thể đáp ứng tốt được.
Ông Trần Văn Tớp – Hiệu phó ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Tiến Tuấn.
“Số sinh viên bị thôi học phần lớn do mải chơi chứ không phải chương trình học quá khó. Ngoài ra, khi lên đại học, các em thường được bố mẹ nuông chiều và có tâm lý xả hơi”, ông Tớp nói.
Ảnh minh họa.
Dù nhà trường đã nhiều lần đưa ra cảnh báo học vụ nhưng vẫn không thể cứu vãn được cho nhiều em khi mà chính các em không cố gắng để cải thiện chất lượng. Buồn là trong số những sinh viên đó, có cả những bạn có chất lượng đầu vào khá xuất sắc.
Ảnh minh họa.
Một nguyên nhân nữa là do các sinh viên bị trầm cảm học đường. Khi gặp một vài khó khăn như trượt một môn hay không hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhóm thảo luận, một nhóm làm bài tập lớn nào đó là các bạn rơi vào trạng thái trầm cảm do không kịp chuẩn bị tâm lý đương đầu với thất bại.
“Phần lớn các em không xác định được mục tiêu học tập và mắc vào một số thú vui như game online – trò chơi đã làm cho đa số sinh viên bị sa sút trong học tập. Ngoài ra, nhiều em còn bị trầm cảm học đường không muốn đến trường khiến kết quả học tập bị kém”, PGS.TS Nguyễn Phong Điền – Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học (ĐH) Bách khoa Hà Nội chia sẻ.
Ảnh minh họa.
Khi thất bại, các bạn bị tâm lý không muốn đến trường, coi mỗi ngày đến trường là một gánh nặng. Dần dần sẽ xa lánh học đường. Đây là điều rất đáng tiếc.
Tuy nhiên, ĐH Bách khoa Hà Nội luôn nằm trong số các trường dẫn đầu cả nước về chất lượng cũng như điểm chuẩn tuyển sinh bởi để thi đỗ vào trường học sinh phải đạt điểm đầu vào tương đối cao. Việc sinh viên buộc phải rời khỏi giảng đường đại học là một điều đáng buồn nhưng cần thiết để đảm bảo kỷ cương học đường và chất lượng đầu ra đại học.
“Chúng tôi không dễ dãi trong việc đào tạo, nếu không về lâu dài, chất lượng sinh viên của trường sẽ gây ra hậu quả”, ông Trần Văn Tớp nhấn mạnh.
Ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Điều đó cho thấy để thay đổi có lẽ chính các sinh viên sẽ phải xác định lại thái độ với việc học tập, nhất là khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu các trường đại học khắt khe hơn khi xây dựng chuẩn đầu ra.
Để hạn chế việc này, theo ông Tớp, từ năm nay, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ cấp một tài khoản quản lý học tập cho sinh viên nhưng có 2 “chìa khóa” để các em có thể xem mà phụ huynh cũng có thể vào để kiểm soát.
“Sinh viên có thể thay đổi mật khẩu của mình, nhưng phụ huynh vẫn có thể vào được tài khoản quản lý học tập của con em bằng mật khẩu trường cấp riêng cho và hoàn toàn độc lập. Như vậy kết quả học tập của sinh viên sẽ có 3 đối tượng có thể xem là cố vấn học tập tức là thầy cô, phụ huynh và sinh viên”, ông Tớp nói.
Tuy nhiên, ông cũng khuyến cáo các phụ huynh cũng phải không nên can thiệp quá nhiều vào việc học của sinh viên. Bởi các con, các em cần được đối xử như những người trưởng thành.
Video: Cả Thor và Hulk hợp sức đều không phải là đối thủ của 2 nhân vật này trong vũ trụ điện ảnh Marvel
Xuân Hòa
Nguồn: ĐKN
Chưa có bình luận.